Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay

554
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay

Quyền lựa chọn nơi cư trú được xem như một quyền hợp pháp của công dân được pháp luật Nhà nước thừa nhận. Khi thực hiên thủ tục thay đổi nơi thường trú, người dân sẽ phải tiến hành soạn thảo đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Lưu trú 2020

Khái niệm đơn chuyển khẩu

Đơn xin chuyển khẩu là văn bản của cá nhân lập ra gửi tới cơ quan nhà nước quản lý cư trú đề nghị tiến hành các thủ tục để chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mình tới một nơi khác. Đơn xin chuyển khẩu này được gửi tới cơ quan công an cấp xã hoặc cấp huyện tùy thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu mới của người đến. Kèm theo đơn, Công dân sẽ cung cấp cho phía cơ quan công an các giấy tờ có liên quan như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân, Giấy khai sinh của con,….. tùy thuộc vào yêu cầu có liên quan của người viết đơn.

Mẫu đơn xin chuyển khẩu là văn bản rất cần thiết khi người dân thược hiện thủ tục chuyển khẩu. Đây là mẫu đơn để người dân gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin chuyển khẩu tới đi phương khác để sinh sống và làm ăn.

Điều kiện để được chuyển khẩu

Luật Lưu trú 2020 quy định về điều kiện để được chuyển hộ khẩu như sau:

Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó

Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú

– Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

– Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.

– Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.

– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật

Bên cạnh những quyền về cư trú, công dân Việt Nam phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về cư trú như sau:

– Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.

– Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay

– Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo số thứ tự cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.

– Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõ lý do chuyển hộ khẩu.

– Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và “quan hệ với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ thực tế với chủ hộ nơi người đăng ký thường trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).

– Mục “Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.

Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để thông báo cho cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến.

Nội dung cần có trong đơn chuyển khẩu

Tờ khai xin thay đổi thông tin cư trú theo Mẫu CT01 ban hành theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày ngày 15/5/2021

  • Thông tin người viết phiếu báo (Họ tên, số CMND, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay,…)
  • Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
  • Ý kiến của chủ hộ
  • Người viết phiếu báo
  • Xác nhận của công an

Thủ tục cấp giấy chuyển khẩu

Bước 1: Công dân thuộc các đối tượng nêu trên chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Phiếu báo thay đổi khẩu, nhân khẩu. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Cấp giấy chuyển hộ khẩu.

+ Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và Sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu Sổ hộ khẩu cũ khi cấp Sổ hộ khẩu mới;

+ Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến

– Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:

– Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

– Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an phải cấp Giấy chuyển hộ khẩu cho công dân

Bước 3: Nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ.

Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

– Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

Đáng lưu ý, theo khoản 6 Điều 28 Luật Cư trú, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

– Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

– Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà tr­ường và cơ sở giáo dục khác;

– Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

– Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm cấp Giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin chuyển khẩu viết tay”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các thông tin pháp lý như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, các thông tin pháp lý khác cần được giải đáp, Timluat sẽ cung cấp các thông tin chuyên môn đến quý độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào phải cấp giấy chuyển hộ khẩu?

Theo quy định tại Luật cư trú năm 2006 thì giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân khi chuyển nơi thường trú hay còn gọi là chuyển hộ khẩu từ nơi này đến nơi khác.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi chuyển hộ khẩu người dân đều phải xin cấp giấy chuyển hộ khẩu. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp trong các trường hợp sau đây:
Khi chuyển hộ khẩu ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
Khi chuyển hộ khẩu ra ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Kể từ ngày Luật cư trú năm 2020 có thay đổi là trong mọi trường hợp khi chuyển hộ khẩu công dân đều không phải xin giấy chuyển hộ khẩu như quy định cũ.

Đơn xin xác nhận hộ khẩu dùng trong trường hợp nào?

Mỗi cá nhân là công dân Việt Nam thường có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam. Để quản lý về nơi cư trú thường xuyên ổn định của cá nhân đó thì Cơ quan Công an quản lý về hộ khẩu nhân khẩu cấp Sổ hộ khẩu cho hộ gia đình, trong đó xác nhận cá nhân đó là nhân khẩu của hộ gia đình đó.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trên thực tế không có sổ hộ khẩu do bị mất, bị hỏng, bị rách,… gây khó khăn khi thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan. Khi đó, cá nhân cần làm mẫu đơn xác nhận hộ khẩu để được xác nhận thông tin về hộ khẩu, nhân khẩu của mình, sử dụng thay cho sổ hộ khẩu trong trường hợp cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)