Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?

99

Luật giao thông Đường bộ 2008 yêu cầu các phương tiện cơ giới phải có đủ gương chiếu hậu để đảm bảo tầm nhìn của người lái. Nhưng hiện nay, gương chiếu hậu được nhiều người khẳng định là gương mũ bảo hiểm, gương thời trang. Việc lắp gương chiếu hậu cho xe máy là một trong những quy định bắt buộc đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

Kính chiếu hậu giúp chúng ta nhận biết các phương tiện, sự việc phía sau mà không cần phải quay đầu lại nhìn. Nó giúp cho việc lái xe, giữ đường… an toàn hơn. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?” để biết thêm quy định.

Điều kiện xe máy cần đáp ứng khi tham gia giao thông?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, theo đó:

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”

Quy định của pháp luật về gương như thế nào?

Gương chiếu hậu trên phương tiện giao thông xe máy, ô tô là một trong những bộ phận quan trọng được thiết kế để quan sát phía sau. Chính vì vậy, để đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và cả những người tham gia giao thông khác thì bắt buộc phương tiện phải có đầy đủ gương chiếu hậu. 

Theo điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ô tô, môtô hai bánh phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?
Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?

Đối với xe máy

Căn cứ Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2015/BGTVT; gương chiếu hậu đúng quy định dành cho xe mô tô; xe gắn máy phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu bên trái của người lái; xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái 
  • Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn; Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái;
  • Nếu là gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm;
  • Nếu là gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải được nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Đối với xe ô tô

Tại điểm 13 Phụ lục I Thông tư 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/05/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật gương chiếu hậu như sau:

  • Xe phải có hai gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
  • Gương chiếu hậu phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 28:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy” (trừ các yêu cầu về lắp đặt gương chiếu hậu trên xe).
  • Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có thể điều chỉnh dễ dàng.
  • Gương lắp ngoài bên trái xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất 2,5 m, kể từ điểm ngoài cùng của mặt bên trái xe trở ra phía giữa đường và cách mắt người lái về phía sau Xe 10 m.
  • Gương lắp ngoài bên phải xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phang rộng ít nhất 4 m kể từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải xe và cách điểm quan sát của người lái về phía sau Xe 20 m.

Gương xe máy nên lắp loại nào, tiêu chuẩn ra sao?

Vậy gương xe máy nên lắp loại nào thì không bị xử phạt? Tại QCVN 28:2010/BGTVT đã quy định về tiêu chuẩn đối với gương chiếu hậu dành cho xe máy như sau:

  • Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
  • Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
  • Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
  • Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
  • Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.

Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?

Gương chiếu hậu phải đảm bảo theo tiêu chuẩn pháp luật quy định. Khi lắp gương loại nhỏ mà không đảm bảo đủ diện tích, gương đó sẽ không đảm bảo. Vì vậy việc lắp gương xe máy loại nhỏ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp gương chiếu hậu không đúng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó:

Người điều khiển xe mô tô điều khiển xe không gương chiếu hậu bên trái người điều khiển; hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Như vậy, nếu bạn lắp gương chiếu hậu không đáp ứng được các yêu cầu; điều kiện như trên (không gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nói trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lắp gương xe máy loại nhỏ có bị phạt không?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các vấn đề pháp lý hoặc các thông tin pháp lý về tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Tìm luật sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline  0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Lắp gương gù có bị phạt không?

Việc xử phạt xe máy lắp gương gù, gương thời trang trong thực tế vẫn còn nhiều mâu thuẫn; có nơi cảnh sát giao thông vẫn xử phạt, có địa phương lại không. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào?
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (điểm a, khoản 1 Điều 17).
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, cảnh sát giao thông chỉ được quyền xử phạt khi: Xe máy không có gương chiếu hậu; Hoặc có nhưng không có tác dụng.
Gương gù, gương thời trang được gắn trên xe máy nếu vẫn có tác dụng đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện thì cảnh sát giao thông không có căn cứ để xử phạt.

Đi xe máy một gương có bị phạt không?

Về việc xử phạt đối với lỗi vi phạm xe máy không có gương chiếu hậu thì theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có quy định như sau:
“ Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện), các loại xe tương tự vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
a) Điều khiển xe không có còi, đèn soi biển số, đèn báo hãm, gương chiếu hậu bên trái của người điều khiển hay có nhưng không có tác dụng.
b) Điều khiển phương tiện gắn biển số không đúng quy định, gắn biển số không rõ chữ, số, gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp hay bị hỏng, biển số sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.
d) Sử dụng còi xe không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe.
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hay có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng và không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển phương tiện lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.”

5/5 - (1 bình chọn)