Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương năm 2023

253
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương năm 2023

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế – xã hội thì vấn đề ly hôn xuất hiện khá nhiều. Đơn phương ly hôn là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Trên thực tế, ly hôn đơn phương thường phức tạp và khó giải quyết do đương sự không đồng ý ly hôn hoặc các bên có tranh chấp trong quá trình ly hôn. Tìm luật nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng về vấn đề ly hôn đơn phương. Trong đó, vấn đề được nhiều khách hàng thắc mắc rất nhiều đó là hiện nay mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương là mẫu đơn nào? Do vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Điều kiện để được yêu cầu đơn phương ly hôn?

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo quy định trên thì nếu muốn đơn phương ly hôn phải chứng minh mình thuộc các trường hợp như bị bạo hành, vi phạm nghiêm trọng đến quyền của vợ chồng, vợ hoặc cồng mất tích,…

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương năm 2023

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [19.09 KB]

Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương năm 2023

Cách viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương theo mẫu trên được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:

Mục (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

Mục (2) Ghi tên và địa chỉ của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:

  • Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
  • Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào, ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Mục (3) Ghi họ tên người khởi kiện. Đối với trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.

Mục (4) Ghi đầy đủ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, ví dụ thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H.

Mục (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (3).

Mục (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (4).

Mục (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mục (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự, ví dụ:

  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Nguyễn Văn A, bà Phạm Thị C;
  2. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn C;
  3. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,…

Mục (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

Mục (16) Người khởi kiện phải ký tên và điểm chỉ vào đơn khởi kiện.

Trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Chia tài sản và giành quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào?

Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc chia tài sản sau ly hôn như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
  2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
    Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nuôi con sau ly hôn như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trên đây là nội dung bài viết mà Tìm luật tư vấn liên quan đến vấn đề Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương?. Tìm luật có cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn đa dạng chuẩn pháp luật được cập nhật mới như mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay đến với quý khách hàng, hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nộp đơn ly hôn đơn phương tại cơ quan nào?

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… Thay vào đó, nếu không thể tham gia tố tụng thì vợ, chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa…

Lệ phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu tiền?

Điều 195, BLTTDS 2015 quy định như sau:
“Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.”
Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng.
Nếu hai vợ chồng có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia

5/5 - (1 bình chọn)