Mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới năm 2023

1684
Mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới năm 2023

Trong thời điểm nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn, các giao dịch liên quan đến nhà ở trong đó có căn hộ chung cư được thực hiện ngày càng nhiều. Mẫu hợp đồng tạm trú về nhà ở là văn bản phải được lập khi tiến hành cho thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Thông thường khi thuê nhà ỏ cần phải làm đăng ký tạm trú. Hãy cùng khám phá chi tiết mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới năm 2023 đầy đủ và chính xác nhất dưới đây.

Hợp đồng thuê nhà là gì?

Đúng như tên gọi của mình, hợp đồng thuê nhà là một loại hợp đồng thường được sử dụng trong quan hệ giữa người thuê và người cho thuê nhà. Đây là một loại hợp đồng thuê tài sản, có nội dung là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó có ít nhất là hai bên, bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê nhà cùng với các điều khoản khác liên quan đến việc thanh toán, giữ gìn tài sản, cho thuê lại…

Bên thuê có thể thuê nhà để ở, để dạy thêm, để mở công ty, để chứa hàng hóa, để cho thuê lại… Tuy mỗi mục đích khác nhau mà mẫu hợp đồng thuê nhà cũng không giống nhau.

Về giá thuê nhà, pháp luật cũng không hề có quy định khung cho vấn đề này mà do các bên tự thỏa thuận với nhau.

Các bên cũng tự thỏa thuận với nhau về thời hạn thuê, nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê. Nếu vẫn không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

 Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, trường hợp cho thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Quy định này áp dụng cả với những hợp đồng thuê nhà dài hạn, có nghĩa là hợp đồng thuê nhà dài hạn không cần công chứng, chứng thực.

Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ khi các bên tự nguyện và có nhu cầu.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro và tranh chấp sau này, các bên nên tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thuê nhà, đặc biệt trong một số trường hợp yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thuê nhà như đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà thuê…

Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới năm 2023
Mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới năm 2023

Trước khi ký hợp đồng thuê nhà cần lưu ý gì?

Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng khá đơn giản và thông dụng nhưng vẫn nhiều người gặp rắc rối do không đọc kỹ trước khi ký vào bản hợp đồng này. Vì thế, bạn cần lưu ý những điều sau khi ký hợp đồng thuê nhà:

Nắm rõ thông tin của chủ nhà, tránh bị lừa ký hợp đồng, chuyển cọc rồi mới biết mình không thuê nhà của chính chủ, vì thế, không bảo đảm quyền lợi hoặc bên nhận cọc xong thì “cao chạy xa bay”;- Đọc thật kỹ hợp đồng nhất là những điều khoản liên quan đến:

  • Thời hạn cho thuê là bao lâu
  • Ngày bắt đầu và ngày hết hạn thuê nhà
  • Chủ cho thuê có ý định tiếp tục cho thuê nhà khi hết hạn hợp đồng hay không
  • Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không
  • Phải đặt cọc bao nhiêu và điền kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng…

Căn nhà có đang thế chấp hay không: Nhà đang thế chấp có thể vẫn được cho thuê nhưng bên cho thuê phải thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp…

Tải xuống mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới

Hướng dẫn lập hợp đồng thuê nhà

Những người ký hợp đồng

– Với bên cho thuê nhà: Bên cho thuê nhà có thể là hai vợ chồng khi căn nhà cho thuê thuộc tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có thể là tài sản riêng của cá nhân cũng có thể là tài sản chung của hộ gia đình.

  • Nếu là tài sản chung vợ chồng thì cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …
  • Nếu là tài sản của cá nhân thì cần có chữ ký của cá nhân đó kèm thông tin về nhân thân như trên của mình người đó
  • Nếu là tài sản chung của hộ gia đình cần có chữ ký và thông tin cá nhân của các thành viên trong hộ khẩu

– Với bên thuê nhà: Bên thuê nhà có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

  • Nếu là cá nhân thì cũng nêu rõ họ tên, năm sinh, thông tin về giấy tờ tùy thân (CMND, căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại
  • Nếu là tổ chức thì phải ghi rõ thông tin của công ty đó trên Giấy đăng ký kinh doanh (Mã số kinh doanh, cơ quan cấp, ngày cấp đăng ký lần đầu, ngày thay đổi nội dung đăng ký, địa chỉ trụ sở, người đại diện…) kèm thông tin về người đại diện.

Những lưu ý về căn nhà cho thuê và mục đích thuê

Căn nhà cho thuê: Trong hợp đồng nên mô tả rõ đặc điểm căn nhà cho thuê cùng những trang thiết bị kèm theo. Ngoài ra, nên nêu rõ thông tin về thửa đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin này vừa góp phần mô tả chi tiết về đối tượng cho thuê vừa giúp người đi thuê chắc chắn về quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người cho thuê.

Mục đích thuê: Như đã nói ở trên, mục đích thuê của hợp đồng thuê nhà rất đa dạng và phong phú nhưng bắt buộc phải nêu mục đích thuê cụ thể và chi tiết: thuê nhà trọ, thuê nhà để ở, thuê làm nhà xưởng, thuê làm địa điểm kinh doanh, thuê làm trụ sở, thuê làm kho…

Về thời hạn thuê, gia hạn thuê:

Thời hạn thuê: Phần này nên nêu rõ thời gian thuê là bao nhiêu tháng, năm, bắt đầu từ ngày nào và chấm dứt đến ngày nào. Ngoài ra, cũng nên nêu rõ về thời gian nhận bàn giao cũng như trả nhà theo thỏa thuận.

Gia hạn thuê: Việc gia hạn thuê có thể có hoặc không tùy vào từng thỏa thuận. Bởi vậy, nếu hai bên có thỏa thuận về việc gia hạn thuê cũng nên ghi rõ vào hợp đồng.

Giá thuê, phương thức thanh toán

Giá thuê: Nếu giá thuê cố định trong thời gian thuê thì nêu rõ giá cố định trong thời gian thuê là bao nhiêu và đã bao gồm tiền các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật: Điện, nước, môi trường…. hay chưa?

Đặc biệt, người đi thuê cần chú ý đối với giá điện, nước khi đi thuê nhà tại Thông tư số 25/2018/TT-BCT. Cụ thể:

Nếu thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện

Nếu thuê nhà có hợp đồng thuê dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc: Từ 101 – 200kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Tiền đặt cọc thuê nhà: Đây là một điều khoản rất quan trọng trong khi soạn thảo Hợp đồng thuê nhà. Theo đó, phải ghi chi tiết về mức đặt cọc thuê nhà là bao nhiêu và điều kiện để nhận lại cọc sau khi thanh lý hợp đồng.

Phương thức thanh toán: Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, có thể thanh toán theo tháng hoặc theo năm hoặc theo nửa năm một lần. Ngoài ra, cũng nên ấn định rõ thời gian sẽ thanh toán tiền thuê nhà.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú mới năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới các vấn đề pháp lý và các thông tin pháp lý như tải mẫu hợp đồng thuê nhà,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà mà chủ nhà thực hiện cải tạo và điều chỉnh giá nhà ở sau khi cải tạo, có đúng không?

Tại Điều 129 Luật Nhà ở 2014 quy định thời hạn thuê và giá thuê nhà ở, như sau:
1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
3. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.

Chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn có được trả lại tiền cọc hay không?

Tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

Tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)