Đất rừng sản xuất đây là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên phải cần tuân thủ những quy định sử dụng của loại đất này. Đất rừng sản xuất không nằm trong những trường hợp bị Nhà nước cấm chuyển nhượng, theo quy định của pháp luật. Liên quan đến vấn đề về chuyển nhượng đất rừng sản xuất trước hết có thể thấy ta cần tìm hiểu về điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Phí chuyển nhượng đất rừng sản xuất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Phân loại đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất được phân loại thành:
– Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên (gồm rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên)
– Đất có rừng sản xuất là rừng trồng (gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư).
Đất rừng sản xuất có ký hiệu là RSX.
Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Điều kiện chuyển nhượng quyển sử dụng đất rừng sản xuất
Thứ nhất, điều kiện chung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trước hết, người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:
Người sừ dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đồi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyển sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất”
Thứ hai, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất
Đất rừng sàn xuất là rừng trồng:
- Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
- Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi
Thứ ba, đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất
- Luật đất đai quy định rằng hộ gia đinh, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đtrợc cơ quan nhà nước có thấm quyền phê duyệt bằng văn bản.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.” Theo quy định cùa pháp luật, thì người nhận chuyển nhượng phải có sộ hộ khẩu đối với khu vực rừng muốn chuyển nhượng (Khoản 1 Điều 192, Luật đất đai)
Thứ tư, mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất
- Đối với người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất cùng phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Thành phần hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo; Hợp đồng về việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất; Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất và tờ khai thuế thu nhập cá nhân; văn bản đề nghị miễn (giảm) thuế (nếu có).
Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất thì phải thực hiện thủ tục tách thửa đất trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Thành phần hồ sơ tách thửa đất gồm: Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK (mẫu đơn ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT); Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Hồ sơ chuyển nhượng hoặc tặng cho sẽ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND huyện hoặc UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Bước 1: Người chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần chuyển bị ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất rừng sản xuất tiến hành công chứng tại ủy ban nhân dân cấp xã hoặc văn phòng công chứng tư nhân tại nơi có đất.
Hồ sơ để công chứng hợp đồng chuyển nhượng bạn cần chuẩn bị:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng chuyển nhượng đất rừng sản xuất ( bản dự thảo);
– Bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của hai bên;
– Bản sao sổ hộ khẩu của cả hai bên;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của hai bên;
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trên thì bạn tiến hành đi ký kết và công chứng hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Sau khi có hợp đồng chuyển nhượng công chứng thì bạn chuẩn bị bộ hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất bao gồm:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bên mua và bên bán
-Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán
– Đơn đăng ký theo mẫu
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên mua
Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất như đã nêu ở bước 2 lên văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận một cửa để làm thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định
Nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc bị thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bạn về việc trả hồ sơ hoặc hướng dẫn bạn bổ sung những tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thời điểm được thực hiện quyền chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
Phí chuyển nhượng đất rừng sản xuất
Khi thực hiện hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì hộ gia đình bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan thuế (Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ); Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Lệ phí cấp giấy chứng nhận khi đăng ký biến động về đất đai.
Hiện nay, pháp luật đất đai có quy định cụ thể về các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ; thuế thu nhập cá nhân hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:
Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ
Nhà đất đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình; Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ; Nhà đất được đền bù, kể cả nhà đất được mua bằng tiền đền bù.
Trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
- Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
- Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Trường hợp giảm thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Cần lưu ý khi mua đất rừng sản xuất những vấn đề gì 2023?
- Mẫu đơn tách thửa đất cho con chi tiết năm 2023
- Chi phí tách thửa đất nông nghiệp bao nhiêu tiền?
Vấn đề “Phí chuyển nhượng đất rừng sản xuất” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc, cung cấp các thông tin pháp lý tới quý khách hàng như mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp cho bạn đọc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Câu hỏi thường gặp
Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không?
Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung về việc cấp giấy chứng nhận và không mắc các trường hợp cấm theo pháp luật hay không. Nếu thuộc trường hợp cấm không được cấp sổ đỏ thì việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng không được phép thực hiện.
Có được xây nhà trên đất lâm nghiệp không?
Theo Khoản 1, Điều 170 của Luật đất đai 2013, sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích là đúng quy định. Vì vậy, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, và phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.