Quy định pháp luật chi tiết mức tiền lương bình quân là gì?

131
Quy định pháp luật chi tiết mức tiền lương bình quân là gì?

Bảo hiểm xã hội được xem như một trong những chính sách an sinh có lợi ích đối với người lao động nhất là khi về người lao động có tuổi sẽ được hưởng một khoản lương hưu. Mặc dù vậy, với các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khác nhau thì có công thức tính tiền lương bình quân hay cũng có thể thu nhập đóng bảo hiểm xã hội cũng có sự khác biệt. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tiền lương bình quân là gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Tiền lương bình quân là gì?

Tiền lương bình quân là mức tiền lương trung bình của người lao động trong một thời gian nhất định. Có nhiều cách tính tiền lương bình quân tùy theo mục đích, ví dụ như tính lương hưu, tính thuế thu nhập cá nhân, hay thống kê kinh tế. 

Công thức tính tiền lương bình quân

Quy định pháp luật chi tiết mức tiền lương bình quân là gì?

Với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công thức tính tiền lương bình quân với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính lương hưu được chia thành nhiều trường hợp khác nhau:

– Trường hợp 1: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động thuộc đối tượng có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương nhà nước có công thức tính tiền lương bình quân được quy định như sau:

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu  : 60 tháng

+  Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06  năm cuối trước khi nghỉ hưu  : 72 tháng

+  Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu  : 96 tháng

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu  : 120 tháng.

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu  : 180 tháng.

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu  : 240 tháng.

+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng : tổng số tháng đóng BHXH.

– Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì được xác định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Cụ thể công thức tính tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Công thức tính tiền lương bình quân = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

– Trường hợp 3: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định công thức tính tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn tại khoản 3 điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mbqtl=Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định+Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH

Người lao động yêu cầu nhận BHXH 1 lần năm 2022 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

– Đối với người đóng BHXH bắt buộc

NămTrước 199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,104,334,093,963,683,533,583,593,463,353,112,872,672,472,01
Năm20092010201120122013201420152016201720182019202020212022 
Mức điều chỉnh1,881,721,451,331,251,201,191,161,121,081,051,021,001,00 

– Đối với người đóng BHXH tự nguyện

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,011,881,721,451,331,251,201,19
Năm2016201720182019202020212022 
Mức điều chỉnh1,161,121,081,051,021,001,00 

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

L1=Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXHXMức điều chỉnh tương ứngXSố tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T

Ví dụ cụ thể:

Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2017 đến tháng 1/2021. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 02/2021. Tháng 02/2022, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?

Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:

– Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

– Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ

– Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ

– Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH

– Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ

– Từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ

– Từ 01/2021: mức lương đóng BHXH là: 4.500.000đ

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH

Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng BHXH từ 2017 đến năm 2021 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,12; 1,08; 1,05; 1,02; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)

– Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017 (12 tháng):

L1 = 3.500.000 (Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH) X 1,12 (Mức điều chỉnh tương ứng) X 12 (Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn) =  47.040.000 đồng

– Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018 (9 tháng): L2 = 3.700.000 * 1,08 * 9 =  35.964.000 đồng.

– Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 (3 tháng): L3 = 4.040.000 *1,08 *3 = 13.089.000 đồng.

– Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0

– Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019 (6 tháng): L5 = 4.070.000 * 1,05 * 6 = 25.641.000 đồng.

– Từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 (12 tháng): L6 = 4.300.000 * 1,02 *  12 = 52.632.000 đồng.

– Tháng 01/2021: L7 = 4.500.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 + L7 =  178.866.600 đồng

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

T = 12 tháng  + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 12 tháng + 1 tháng = 43 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T = 178.866.600 / 43 = 4.159.688 đồng/tháng

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tiền lương bình quân là gì”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu đơn thuận tình ly hôn download …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ hưu trước tuổi có được trợ cấp thôi việc hay không?

Chế độ hưu trí không chỉ mang tính chất bảo đảm cho người lao động mà còn đóng góp vào sự ổn định của hệ thống bảo hiểm xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động khi về già. Việc đảm bảo một cuộc sống đáng sống và ổn định cho người lao động khi về hưu là mục tiêu quan trọng của chế độ hưu trí, đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Vậy có được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ hưu trước tuổi hay không?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:
Hết hạn hợp đồng lao động;
Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động;
Như vậy, có thể thấy rằng khi nghỉ hưu trước tuổi là trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc.

Lương khoán có được tính phép năm không?

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài quy định về số ngày nghỉ phép năm khi còn làm việc thì tại Khoản 3, Điều 113 còn quy định các trường hợp nghỉ phép năm trong một số trường hợp cụ thể:
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, theo quy định trên thì ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được xem xét dựa trên thời gian và điều kiện làm việc của người lao động chứ không xét đến phương thức trả lương của doanh nghiệp với người lao động. Vì vậy nếu người lao động làm việc cho công ty đủ 12 tháng thì có đủ điều kiện được nghỉ phép năm mà không căn cứ vào việc người lao động được trả lương khoán.

5/5 - (1 bình chọn)