Quy định về mức lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ 2023

114
Quy định về mức lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ 2023

Đối với những thủ tục có liên quan đến hộ khẩu và được cho rằng đây là những thủ tục được thực hiện rất đơn giản mà bất cứ công dân nào cũng có thể tự đi thực hiện được. Một trong thủ tục có liên quan đến hộ khẩu đó là việc nhập hộ khẩu, tách hộ khẩu cũng được xem như đây là một quyền đương nhiên của mỗi người dân rồi. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện nhập hộ khẩu về nhà chồng

Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.

Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về với chồng cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;

– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.

Chẳng hạn, ví dụ trên, nhà B đang ở của bố mẹ B, mẹ B là chủ hộ, vậy A muốn nhập khẩu về đó cần được bố mẹ B đồng ý.

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu cho vợ

Quy định về mức lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ 2023

Thành phần hồ sơ nhập khẩu cho vợ

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
  • Đăng ký kết hôn, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu cho vợ

Thủ tục nhập khẩu cho vợ thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên, người vợ muốn đăng ký thường trú tại nơi chồng ở tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú tại nơi chồng cư trú.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời gian nhập hộ khẩu cho vợ

Thời gian kể từ lúc nộp hồ sơ tới khi được nhập hộ khẩu chậm nhất là 15 ngày.

Theo quy định pháp luật hiện nay, sau khi đăng ký kết hôn vợ và chồng không bắt buộc phải nhập khẩu chung, cũng không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu về nhà chồng. Tuy nhiên, theo lẽ thường thấy, sau khi đăng ký kết hôn, vợ và chồng sẽ nhập khẩu vào chung với nhau. Tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:

– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.

Điều 14 của Luật cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:

– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;

– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan

Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của 2 bên, pháp luật hiện nay không có bất cứ quy định nào bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng sau khi vợ chồng đăng ký kết hôn. Vì vậy, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm và trường hợp nếu nhập khẩu muộn cho vợ bạn cũng sẽ không bị xử phạt.

Lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ

Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:

+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;

+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;

+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 8.000 đồng/lần đính chính;

+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.

+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.

Trường hợp lệ phí tách và nhập khẩu sẽ do UBND tỉnh quy định cụ thể đối với từng địa phương khác nhau, bạn cần hỏi rõ về mức lệ phí phải nộp 3.000.000 đồng kia là những gì, tránh có sự sai sót, hoặc nhầm lẫn.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà trọ… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Chậm nhập hộ khẩu vào nhà chồng, vợ có bị phạt?

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. 
Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, song việc nhập hộ khẩu chậm cũng không bị xử phạt.

Nhập khẩu cho vợ về Hà Nội hết bao nhiêu tiền?

Theo khoản 1 Điều 3, Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì lệ phí đăng ký cư trú là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, và mức lệ phí này là khác nhau, tuỳ từng địa phương.
Trường hợp bạn nhập hộ khẩu cho vợ thuộc địa bàn Hà Nội thì mức lệ phí đăng ký thường trú được quy định tại Nghị quyết 06/2020 của HĐND TP.Hà Nội. Cụ thể là 15.000 đồng ở cấp quận, phường và 8.000 đồng ở các cấp khác.

5/5 - (1 bình chọn)