Tải xuống bản word mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột chuẩn

249
Tải xuống bản word mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột chuẩn

Việc xác nhận mối quan hệ mẹ con được xem là hoạt động vô cùng cần thiết. Nhưng để được xác nhận mối quan hệ người nhà thì nhưng cá nhân cần phải làm đơn xin xác nhận mẹ con để nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giúp giải quyết kèm theo các giấy tờ có thể chứng minh quan hệ nhân thân này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Luật Hộ tịch 2014

Khái niệm mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột

Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là mẫu đơn hành chính do cá nhân lập ra khi muốn xác nhận các mối quan hệ nhân thân giữa hai hoặc nhiều người có cùng họ hàng (ví dụ: bố-con, mẹ-con, vợ-chồng, ông-cháu, cô-cháu…, hoặc cùng có tên trong sổ hộ khẩu) gửi cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân được dùng để ghi nhận những thông tin của người làm đơn khi muốn xác nhận các mối quan hệ nhân thân giữa hai hoặc nhiều người có cùng họ hàng (ví dụ: bố-con, mẹ-con, vợ-chồng, ông-cháu, cô-cháu…, hoặc cùng có tên trong sổ hộ khẩu). Hoặc được dùng khi gia đình có một thành viên đang cư trú tại nước ngoài cần làm các thủ tục hành chính để xác nhận người đó có mối quan hệ nhân thân với một hoặc nhiều người đang ở tại Việt Nam. Đồng thòi đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân còn là giấy tờ để Cơ quan Nhà nước có tẩm quyền xem xét và giải quyết vấn đề xác nhận quan hệ nhân thân theo yêu cầu của người làm đơn.

Đặc điểm của quan hệ nhân thân

Đây là quan hệ xã hội gắn liền với một cá nhân, tổ chức.

Quan hệ này luôn đi cùng một chủ thể xác định, có từ khi chủ thể được xác lập và chấm dứt khi chủ thể chấm dứt hoạt động.

Quan hệ nhân thân không thể trao đổi ngang giá.

Đây là quan hệ xã hội gắn liền với giá trị nhân thân, có giá trị tinh thần nên không thể định giá, đem ra trao đổi mua bán như tài sản.

Quy định về xác nhận mẹ con ruột

– Về thẩm quyền chứng thực cũng như các nội dung, giấy tờ không được chứng thực của UBND cấp xã được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Theo đó, UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (kể cả văn bản bằng tiếng nước ngoài).

Các trường hợp không chứng thực chữ ký theo Khoản 3 Điều 25 và Khoản 4 Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm: Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

– Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và một số biện pháp thi hành của Luật Cư trú và Nghị định 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, thì đối với hồ sơ đăng ký thường trú:

“Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.“.

Như vậy, hiện nay trên lĩnh vực chứng thực chỉ có Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã đối với các giấy tờ cá nhân như chứng thực chữ ký, chứng thực lý lịch cá nhân, không quy định về xác nhận mối quan hệ nhân thân.

Còn trên lĩnh vực hộ khẩu thì trường hợp đăng ký hộ khẩu thường trú mà không có giấy tờ chứng minh mối quan hệ ông, bà, cha, mẹ, cháu…thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ đó (Thông tư 55/2021/TT-BCA)

Các nội dung cần có của mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột

Mẫu Giấy xác nhận mối quan hệ gia đình gồm 2 phần chính: Thông tin của người cần xác nhận và xác nhận của Công an có thẩm quyền.

Về cơ bản, giấy xác nhận mối quan hệ gia đình cần phải có đầy đủ những nội dung sau đây:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ

– Ảnh 4x6cm, có dấu giáp lai của cơ quan công an có thẩm quyền.

– Cần có đầy đủ thông tin họ tên; giới tính, ngày sinh, quê quán, hộ khẩu, chỗ ở hiện tại, lý do xin xác nhận;

– Ngày, tháng, năm xin giấy xác nhận;

– Cần công dân ký tên, công an ký và đóng dấu xác nhận của người có thẩm quyền.

Mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột

Tải xuống bản word mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột chuẩn

Trong đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân yêu cầu người làm đơn cần điền đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

Tiếp theo là đối tượng xác nhận có quan hệ, ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người đó kèm theo các thông tin quan trọng như số hộ chiếu, nơi định cư tại nước ngoài và nơi cư trú tại Việt Nam.

Lưu ý khi viết đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân cần phải có xác nhận của cả 2 đối tượng và được ủy ban nhân dân phường xác nhận chữ ký mới có hiệu lực về mặt pháp luật. Và các cá nhân tham gia xác nhận quan hệ nhân thân phải cam kết những gì cung cấp trong đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là hoàn toàn chính xác, nếu sai sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con

Theo quy định tại Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con được xác định như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:

+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

+ Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;

+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xác nhận mẹ con ruột”. Ngoài ra, Tìm luật có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày. Rất hân hạnh hỗ trợ và giúp ích được cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ ruột đi làm giùm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có cần ủy quyền?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch, theo đó:
“Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.”
Như vậy, khi đi làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì cần phải ủy quyền, việc ủy quyền phải thành lập bằng văn bản và đối với người được ủy quyền là cha mẹ ruột thì văn bản ủy quyền không cần phải chứng thực.

Khi người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về thì quan hệ nhân thân của những người này có được khôi phục hoàn toàn không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau:
“2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.”
Như vậy quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục nhưng không hoàn toàn nếu rơi vào 2 trường hợp được quy định như trên.

5/5 - (1 bình chọn)