Tra cứu giấy phép khi chủ xe không nhớ số giấy phép lái xe

8430
Tra cứu giấy phép khi chủ xe không nhớ số giấy phép lái xe

Hiện nay giấy phép lái xe được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Hệ thống quan lý đăng ký bằng lái xe đã được thông báo qua cổng hệ thống trực tuyến. Bằng cách này, bất kỳ người dân nào cũng có thể tra cứu thông tin về bằng lái xe của mình trên máy tính hoặc điện thoại di động có kết nối mạng hoàn toàn miễn phí, dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về việc “Không nhớ số giấy phép lái xe” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Khái niệm giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn gọi là bằng lái xe bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe cơ giới như: xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc một số loại xe khác trên đường công cộng.Đây là loại giấy phép do cơ quan nhà nước hoặc quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, nhằm cho phép người đó được vận hành, lưu thông các loại xe tương ứng với giấy phép mình đang có.Mỗi quốc gia sẽ có quy trình cấp giấy phép lái xe khác nhau, tuy nhiên tất cả đều phải thông qua hoạt động kiểm tra lý thuyết và thực hành. Những bài sát hạch này giúp cho đơn vị chức năng có thẩm quyền dễ dàng nhận định cá nhân đó có đủ khả năng về sức khỏe, nhận thức để điều khiển phương tiện hay không.

Sự cần thiết tra cứu giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe hay còn được gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới như xe máy, ô tô, xe bus, xe tải,…

Các loại GPLX được phép lưu hành tại Việt Nam gồm:

– Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe mô tô và xe ba bánh: A1, A2, A3, A4.

– Giấy phép lái xe điều khiển các loại xe ô tô mà xe đầu kéo có rơ moóc: B11, B12, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE…

Hiện nay, tình trạng làm giả GPLX không hề hiếm gặp. Có nhiều tổ chức nhận làm giả GPLX, thi hộ diễn ra một cách công khai. Hầu hết đều cam kết chỉ cần đóng tiền mà không cần học và thi vẫn sẽ có GPLX. Tuy nhiên, đây đều là giấy tờ giả.

Chính vì vậy, việc tra cứu GPLX là điều cần thiết. Cùng với đó, nếu tò mò về việc tra cứu GPLX, bạn đọc cũng có thể tham khảo các cách sau đây.

Các loại giấy phép lái xe (bằng lái xe) hiện nay

Các loại bằng lái xe hiện nay bao gồm:

– Hạng A1 cấp cho:

+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

– Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.

– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

– Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

– Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

– Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

– Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

+ Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

+ Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

+ Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

+ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định của hạng D và hạng E. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Cách tra cứu Giấy phép lái xe đơn giản và nhanh chóng nhất

Tra cứu giấy phép khi chủ xe không nhớ số giấy phép lái xe

* Cách 1: Tra cứu trên trực tiếp trên website: https://gplx.gov.vn/

Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://gplx.gov.vn/

Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tra cứu GPLX, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam – đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất.

Các website tra cứu GPLX khác đều không đảm bảo tính chính xác. Thậm chí còn có các wed tra cứu giả do chính bên làm giả GPLX tạo ra để lừa người đăng ký làm GPLX mà không cần thi.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin

Tại Mục Tra cứu GPLX ở góc phía trên bên phải màn hình, nhập đầy đủ thông tin gồm:

– Loại GPLX: Chọn mục tương ứng với GPLX đang cần kiểm tra:

+ GPLX PET (có thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

+ GPLX PET (không thời hạn): Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3.

+ GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): Nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.

– Số GPLX: Là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có).

– Ngày/tháng/năm sinh:

+ GPLX PET: Nhập ngày sinh theo cú pháp: yyyyMMdd (nghĩa là năm – tháng – ngày viết liền nhau). Ví dụ: Sinh ngày 19/02/1993 thì nhập vào dãy số 19930219.

+ GPLX cũ: Chỉ cần nhập vào năm sinh. Ví dụ: Sinh ngày 20/11/1981 thì nhập vào số 1981.

– Nhập mã bảo vệ: Mã bảo vệ theo các ký tự hiển thị.

Bước 3: Ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin

Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:

– Trường hợp 1: Nếu hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu như họ tên, hạng xe số seri, ngày trúng tuyển, nơi cấp, ngày cấp và ngày hết hạn: GPLX thật.

– Trường hợp 2: Thông tin trả về không khớp với GPLX của bạn thì là GPLX giả.

– Trường hợp 3: Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập

+ Kiểm tra lại thông tin xem đã nhập đúng chưa.

+ Nếu đã nhập đúng thì có hai khả năng:

  • GPLX giả.
  • Đã tham gia thi GPLX mà chưa hiện thì có thể do thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống: Cần liên hệ Sở Giao thông vận tải nơi cấp GPLX để cập nhật thông tin.

* Cách 2: Tra cứu GPLX qua hệ thống tin nhắn SMS

Cách này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET. Soạn tin theo cú pháp bên dưới:

TC [dấu cách] [Số GPLX] rồi gửi đến số 0936.083.578 hoặc 0936.081.778

Ví dụ: TC AS153491 gửi 0936.083.578

Phí tin nhắn: Khoảng 500 – 2000 đồng.

Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin GPLX cần tra cứu đến điện thoại bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm.

Những lưu ý khi tra cứu giấy phép lái xe

Trong quá trình tra cứu giấy phép lái xe, chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề quan trọng. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được khá nhiều phiền phức và đảm bảo kết quả nhận về là chính xác:

  • Kiểm tra kỹ thông tin từ chứng minh nhân dân có trùng khớp với thông tin bạn nhập lên hệ thống hay không. Nếu bạn nhập sai một thông tin thôi cũng có thể khiến hệ thống không thể tìm kiếm thông tin giấy phép chính xác.
  • Ngay khi có nghi ngờ giấy phép lái xe của mình không hợp lệ, bạn cần lập tức tra cứu để có hướng xử lý kịp thời.
  • Dữ liệu khi tra cứu giấy phép lái xe theo CMND không thể sử dụng thay bằng lái trong quá trình tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
  • Chỉ nên tra cứu thông tin về bằng lái xe trên cổng thông tin chứng thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Giấy phép lái xe là một loại chứng chỉ, giấy tờ quan trọng khi điều khiển phương tiện giao thông. Do đó, người dùng phải hết sức chú ý, thi bằng lái tại nơi uy tín và nên tra cứu giấy phép lái xe theo chứng minh nhân dân để xác định một lần nữa tính xác thực thông tin, tính pháp lý của bằng mình đang sử dụng.

Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả

Việc sử dụng Giấy phép lái xe giả thì tùy từng trường hợp mà người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức sau:

Phương tiệnMức phạt lỗi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự800.000 – 01 triệu đồng(Điểm a khoản 5 Điều 21)Tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp(Điểm a khoản 9 Điều 21)
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh03 – 04 triệu đồng(Điểm b khoản 7 Điều 21)
Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô04 – 06 triệu đồng(Điểm b khoản 8 Điều 21)

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Không nhớ số giấy phép lái xe” hoặc những vấn đề khác liên quan như là tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Mất giấy phép lái xe thì phải làm sao?

Việc nhớ số GPLX rất quan trọng vì mã số giấy phép lái xe bắt buộc phải có trong các trường hợp làm thủ tục hành chính liên quan đến bằng lái ví dụ như thủ tục đổi giấy phép lái xe mới từ bằng lái cũ sang thẻ PET, thủ tục cấp lại bằng lái xe đã bị mất, thủ tục tra cứu thông tin giấy phép lái xe..v.v.. Tất cả các thủ tục này bạn cần phải có số GPLX mới làm được.
Mà khổ nỗi là cái mã số chết tiệt này bình thường thì chẳng ai để ý, như tôi đây khi cầm cái bằng trong tay cả mấy chục năm nay bỏ trong ví vậy chứ chẳng bao giờ để ý đến cái mã số GPLX đó là gì và khi có việc gì cần thì lấy bằng lái ra xem thôi chứ nhớ gì cho đau đầu. Thực ra thì ít ai có thể nhớ được số gplx của mình nên chuyện không nhớ số giấy phép lái xe là bình thường nên việc quên là hoàn toàn dễ hiểu.
Nhưng đó là trong trường hợp bạn vẫn đang cầm bằng lái xe trong tay, nhưng nếu chẳng may vào một ngày đẹp trời nào đó bạn bị mất GPLX thì câu chuyện sẽ khác.
Nếu bạn làm mất, bạn chỉ có thể làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp lại giấy phép lái xe và trong thủ tục cấp lại bằng lái xe đã bị mất có một điều khoản bắt buộc là khai báo số GPLX đã bị mất, và nếu bạn không nhớ cái mã số này thì cơ quan chức năng không thể nào tiến hành làm thủ tục cấp bằng lại cho bạn được vì có mã số GPLX đó thì họ mới đối chiếu được với nguồn dữ liệu đã lưu trữ trên hệ thống để xem bằng của bạn có thật không, bị mất hay bị CSGT tạm giữ vì vi phạm giao thông..v.v..

Những trường hợp nào người lái xe bị tạm giữ giấy phép lái xe?

– Nhằm mục đích để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Nhằm để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt
Một số trường hợp điển hình bị tạm giữ giấy phép lái xe, ví dụ như: người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ; không chấp hành đúng theo hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông; thực hiện hành vi đi ngược chiều hoặc đi vào các khu vực có biển báo cấm; thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định; không nhường đường hoặc cản trở xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ….
Về bản chất của việc tạm giữ giấy phép lái xe đó chính là giữ giấy tờ nhằm để đảm bảo người có hành vi vi phạm sẽ phải nộp phạt tại kho bạc nhà nước đúng theo thời gian quy định và theo quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt đối với những lỗi đã vi phạm. Thời gian giữ giấy phép lái xe cũng như là những loại chứng chỉ đối với các tổ chức, cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng.

2.1/5 - (7 bình chọn)