Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng năm 2023

1681
Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng năm 2023

Hiện nay, hành vi san lấp đất mặt bằng điều này nhằm phục vụ cho những công trình xây dựng ngày càng phổ biến. Theo quy định pháp luật hiện hành hành vi đổ đất, san lấp là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình là các trường hợp:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;”

Việc hủy hoại đất là hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013.

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

Hồ sơ xin giấy phép san lấp mặt bằng

Hồ sơ để xin phép thực hiện san lấp mặt bằng bao gồm:

  • Đơn xin phép san lấp mặt bằng (Hoặc Tờ khai theo mẫu quy đinh);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai;
  • Bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề;
  • Bản vẽ, phương án thi công san lấp mặt bằng, phương án đổ thải;
  • Bản mô tả năng lực của đơn vị trực tiếp thực hiện san lấp mặt bằng;
  • Bản cam kết về an toàn môi trường

Hướng dẫn viết đơn xin phép san lấp mặt bằng

Phần kính gửi của đơn xin phép san lấp mặt bằng ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở tài nguyên và Môi trường).

Phần nội dung của của đơn xin phép san ấp mặt bằng phải có những nội dung sau:

+ Yêu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng,  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,..

+Trình bày những lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng.

Cuối đơn xin san lấp mặt bằng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Thủ tục xin phép san lấp mặt bằng

Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng năm 2023

Thủ tục san lấp đất nông nghiệp được pháp luật quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký san lấp đất nông nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

(1) Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;

(2) Phương án san lấp đất nông nghiệp, trong đó cần trình bày về loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….

(3) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;

(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(5) Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.

(6) Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có). 

Bước 2: 

Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.

Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất

Cơ quan có thẩm quyền xin phép san lấp mặt bằng

Theo quy địnnh, thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng được quy định như sau:

  • Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
  • Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

Như vậy, người dân có thể nộp hồ sơ xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Lệ phí xin giấy phép san lấp mặt bằng

Tại mỗi một địa phương theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành phố thì mức phí thu đối với việc xin phép san lấp mặt bằng sẽ có một số điểm khác nhau, tuy nhiên theo quy định chung và một số tỉnh thành đã áp dụng thì mức phí sẽ là khoảng 150.000đ/thủ tục cấp phép.

Thời gian cấp giấy phép san lấp mặt bằng

Thời hạn để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hồ sơ, khảo sát và cấp phép tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của công dân có nhu cầu thủ tục.

Trong một số trường hợp, vì lý do phức tạp hay cần lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn có liên quan, thời hạn sẽ được gia hạn thêm nhưng không quá 10 ngày tiếp theo, kể từ khi hết hạn thời hạn cũ.

Các hành vi đổ đất, san lấp trái phép

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất, cụ thể như sau: 

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định pháp luật về san lấp mặt bằng”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các vấn đề pháp lý, thông tin pháp lý, các mẫu đơn pháp luật như soạn thảo mẫu hợp đồng thuê nhà trọ cần được giải đáp, vui lòng vào trang Tìm luật để xem thêm.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì sử dụng Đơn xin phép san lấp mặt bằng?

Đơn xin phép san lấp mặt bằng được sử dụng trong các trường hợp mà để sử dụng đất hiệu quả, hợp lý hơn, khai thác tối đa tiềm năng sử dụng việc cải tạo, san lấp là bắt buộc phải thực hiện.
Các lý do dẫn tới phải tiến hành san lấp rất nhiều, có thể là để chuyển đổi mục đích sử dụng, để thuận tiện khai thác, để bàn giao, để chuyển nhượng, nhìn chung bối cảnh sử dụng Đơn xin phép san lấp mặt bằng sẽ là tương đối rộng.

Hiện nay san lấp mặt bằng bao gồm những loại nào?

Thông thường, san lấp mặt bằng được chia làm hai loại đó là:
San lấp mặt bằng theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san. Khi đó, người thực hiện không cần phải quá quan tâm đến khối lượng đất sẽ bị thừa hay thiếu.
San lấp mặt bằng theo yêu cầu về khối lượng đất khi san. Gồm các trường hợp như: Cân bằng lượng đào với lượng đắp; người thực hiện có ý định để lại một khối lượng đất sau khi san (tức là đất đào sẽ nhiều hơn đất lấp); người thực hiện cố ý bổ sung thêm một lượng đất trước khi san (tức là đất lấp sẽ nhiều hơn đất đào).

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi san lấp trái phép?

Căn cứ theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định Trong một số trường hợp nghiêm trọng thì việc san lấp mặt bằng có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai cụ thể: 
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)