Ốm đau là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội khi người lao động tham gia công tác tại doanh nghiệp và có đóng bảo hiểm. Giấy xin phép nghỉ ốm đây là đơn đề nghị của người lao động khi xin được tạm dừng công việc, học tập của người lao động, học sinh, sinh viên trong những ngày ốm đau. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cách viết đơn xin nghỉ ốm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Khái niệm đơn xin nghỉ ốm
Giấy xin phép nghỉ ốm là mẫu đơn do các phụ huynh, học sinh, sinh viên tự thực hiện theo mẫu sẵn hoặc tự viết tay khi cần xin phép nghỉ học vì các lý do nhất định như ốm, , xin nghỉ học thêm, gia đình có việc bận.
Giấy xin phép nghỉ ốm được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm khi học sinh, sinh viên, phụ huynh có nhu cầu xin nghỉ học với lý do nào đó, kèm theo các giấy tờ như chứng minh nếu muốn xin nghỉ học dài ngày cần có xác nhận của bệnh viện nếu vì lý do sức khỏe.
Đối tượng hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ tại Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm những đối tượng sau:
* Người lao động là công dân Việt Nam:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
– Cán bộ, công chức, viên chức
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
* Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ
* Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
* Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
* Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Mẫu đơn xin nghỉ ốm chuẩn quy định hiện nay
Cách viết đơn xin nghỉ ốm
Trong giấy xin phép nghỉ ốm dù vì bất cứ lý do gì mà các em cũng như phụ huynh phải xin phép nhà trường cho nghỉ học thì nội dung trong đơn xin phép cần đủ các thông tin về:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Thông tin của học sinh, sinh viên xin nghỉ học như họ và tên, lớp, trường, khoa, mã sv, …
– Thời gian xin nghỉ học từ ngày…. đến ngày….
– Lý do xin nghỉ học cần trình bày lý do tại sao cần nghỉ học ví dụ: ốm, việc bận, tai nạn, nhập viện theo dõi,… nếu nghỉ lâu cần có giấy tờ của bệnh viện xác nhận.
– Lời cam kết và chữ ký của học sinh cũng như phụ huynh học sinh xác định việc nghỉ học của học sinh.
Sau khi viết đơn xin nghỉ học các em cần được ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm, giảng viên phụ trách môn đồng ý thì các em mới có thể nghỉ buổi học đó.
Còn nếu không các em sẽ bị đánh dấu là nghỉ học không lý do và sẽ bị phạt và viết bản kiểm điểm tường trình…
Lưu ý: Khi viết các em học sinh, sinh viên nên tránh lấy các lý do: do thời tiết, tự nhiên em bị ốm … hay dù em đã uống thuốc nhưng mãi không khỏi nên em viết đơn này xin cô cho em được nghỉ học. Hay gia đình em có việc đột xuất…nên em viết đơn xin nghỉ.
Một số yêu cầu khi viết mẫu giấy xin phép nghỉ ốm
Trước hết, khi làm đơn xin nghỉ ốm, người làm đơn phải nêu rõ đầy đủ thông tin và chức vụ của mình trong công ty để Ban lãnh đạo công ty và phòng nhân sự có thể nắm bắt được thông tin của người làm đơn.
Tiếp theo, khi viết giấy xin phép nghỉ ốm, người làm đơn phải ghi rõ thời điểm viết đơn xin nghỉ ốm, điều này giúp cho đơn vị hành chính có căn cứ để bố trí người thay thế và kiểm soát công việc phát sinh thêm.
Cuối cùng, khi người lao động nghỉ ốm đau phải chủ động bố trí, bàn giao cho người khác đảm nhận công việc trong thời gian người lao động ốm đau để tránh lãng phí thời gian của công việc trong quá trình nghỉ phép.
Cách tính chế độ ốm đau cho người lao động
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động), phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau.
Trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Số ngày nghỉ ốm đau tối đa
Số ngày nghỉ chế độ ốm đau hưởng BHXH tối đa của người lao động làm việc tại doanh nghiệp như sau:
Điều kiện lao động | Thời gian đóng BHXH | Số ngày nghỉ ốm đau tối đa* |
Bình thường | Dưới 15 năm | 30 ngày |
Từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm | 40 ngày | |
Từ đủ 30 năm trở lên | 60 ngày | |
– Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc- Làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. | Dưới 15 năm | 40 ngày |
Từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm | 50 ngày | |
Từ đủ 30 năm trở lên | 70 ngày |
* Thời gian nghỉ chế độ ốm đau trong 01 năm được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần.
Tiền nghỉ chế độ ốm đau
Trong những ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người lao động được cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền nghỉ chế độ ốm đau theo công thức sau:
Tiền nghỉ chế độ ốm đau = (Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / (chia) 24 ngày) x (nhân) 75% x (nhân) số ngày nghỉ chế độ ốm đau.
Chế độ nghỉ phép của người lao động
– NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hiện hành, điểm b khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng được hưởng 14 ngày).
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hiện hành, tại điểm c khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định này áp dụng với cả đối tượng NLĐ làm việc tại nơi có có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt).
– NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm năm 2023
- Tự ý mở đường trên đất nông nghiệp bị xử lý thế nào?
- Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?
Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách viết đơn xin nghỉ ốm”. Ngoài ra, Tìm luật có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Rất hân hạnh hỗ trợ và giúp ích được cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Nghỉ phép không đúng với lý do trong giấy nghỉ phép thì bị xử lý như thế nào ?
Điều 13 Luật viên chức năm 2010 quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
“1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”.
Ngày nghỉ phép tối đa là bao nhiêu ngày?
Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động. – Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày