Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 2023

163
Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 2023

Sở hữu trí tuệ nói chung được xem như một lĩnh vực tương đối rộng lớn nó bao hàm nhiều loại hình khác nhau. Về cơ bản có thể pháp luật chia thành hai cơ quan nhà nước để tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ đó là: Cục sở hữu trí tuệ và Cục bản quyền tác giả, với mỗi cơ quan sẽ chịu trách nhiệm và quyền hạn khác nhau trong công việc xử lý đơn. Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ở Việt Nam, trong đó vấn đề chi phí đăng ký thường được nhiều đơn vị công ty nộp đơn rất quan tâm. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Phí đăng ký sở hữu trí tuệ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
  • Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Các quyền sở hữu trí tuệ

Khả năng nhận thức và tư duy sáng tạo được gọi là trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ áp dụng cho nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, thiết kế công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. Điều này bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo, khuyến khích sự đổi mới và phát triển trong xã hội.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).

Quyền sở hữu trí tuệ ám chỉ quyền sở hữu liên quan đến sản phẩm của sự sáng tạo con người. Nó bao gồm quyền tác giả trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và kĩ thuật; cũng như quyền đối với các yếu tố sở hữu công nghiệp như quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi và khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội.

Cơ quan có thẩm quyền thu phí sở hữu trí tuệ

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ. Phí, lệ phí cần nộp để thực hiện thủ tục được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tương ứng với các hình thức nộp đơn, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn hình thức nộp phí, lệ phí phù hợp:

Nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn có thể nộp phí, lệ phí phục vụ việc đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;

Nộp đơn trực tuyến qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp đơn qua đường bưu điện, người nộp đơn có thể nộp phí, lệ phí phục vụ việc đăng ký nhãn hiệu qua hình thức chuyển khoản, thanh toán trực tuyến.

Phí đăng ký sở hữu trí tuệ

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 2023

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh

Theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính như sau:

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu bao gồm các chi phí sau đây:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng

– Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định: 180.000 đồng

– Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

– Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ Sáng chế

– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

– Phí tra cứu: 120.000 đồng.

– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các chi phí sau đây:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

– Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định đơn: 480.000 đồng

– Phí thẩm định đơn 700.000 đồng

– Phí công bố đơn: 120.000 đồng

– Đơn có trên 1 hình (từ hình thứ 2 trở đi): 60.000 đồng.

– Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với bản quyền tác giả và quyền liên quan

SttLoại hình tác phẩmMức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)
IĐăng ký quyền tác giả
1a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;c) Tác phẩm báo chí;d) Tác phẩm âm nhạc;đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.100.000
2a) Tác phẩm kiến trúc;b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.300.000
3a) Tác phẩm tạo hình;b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.400.000
4a) Tác phẩm điện ảnh;b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.500.000
5Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính600.000
IIĐăng ký quyền liên quan đến tác giả
1Cuộc biểu diễn được định hình trên:
a) Bản ghi âm;b) Bản ghi hình;c) Chương trình phát sóng.200.000300.000500.000
2Bản ghi âm200.000
3Bản ghi hình300.000
4Chương trình phát sóng500.000

Các hình thức nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Có 2 hình thức thức để chủ sở hữu nộp chi phí đăng ký cấp mới hoặc phí gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

– Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở Thanh Xuân, Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

– Nộp thông qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT. Thông tin tài khoản của Cục:

+ Nộp tại trụ sở chính ở Hà Nội:

  • Tên tài khoản: Văn Phòng Cục Sở Hữu Trí Tuệ
  • Số tài khoản: 3551.0.1054889.00000
  • Tại: Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân

+ Nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh:

  • Tên tài khoản: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số tài khoản: 3551.0.1093216.00000
  • Tại: Kho bạc Nhà nước Quận 3

+ Nộp tại Văn phòng đại diện ở TP Đà Nẵng:

  • Tên tài khoản: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng
  • Số tài khoản: 3551.0.1093215.00000
  • Tại: Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Phí đăng ký sở hữu trí tuệ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn … Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Bạn nghĩ sao khi một sản phẩm đầu tư bao công sức, tiền bạc, thời gian….vv trong một ngày bị mất vào tay đối thủ bởi lý do chưa đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đó, chắc chắn thiệt hại là rất lớn rồi.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho đối tượng SHTT.
Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể.
– Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm mới được phát huy.
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được phép chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu được khoản phí cho việc này;
– Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả
Như vậy, mặc dù thủ tục đăng ký SHTT là không bắt buộc nhưng với vai trò to lớn và quan trọng nêu trên, khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc sớm việc đăng ký.

Ai được quyền đăng ký nhãn hiệu và đăng ký ở đâu?

Tổ chức tập thể (UBND, Hợp tác Xã, Hiệp Hội…) đăng ký nhãn hiệu tập thể do tổ chức đó quản lý.
Cơ quan, tổ chức có chức năng chứng nhận, kiểm soát: Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và có trách nhiệm xét duyệt, cho phép sử dụng dấu hiệu chứng nhận đó.
Cá nhân, tổ chức: đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ mà mình sản xuất, cung cấp.
Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân: Đăng ký độc quyền nhãn hiệu mặc dù không trực tiếp sản xuất nhưng có hợp đồng thuê gia công, hợp đồng phân phối (được sự cho phép của bên sản xuất và bên sản xuất không trực tiếp kinh doanh sản phẩm trên thị trường).
Đại lý, văn phòng đại diện, công ty con: Tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ của công ty mẹ, nhà sản xuất (Nếu các chủ thể này đồng ý)
a, Đơn đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam)
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: Địa chỉ Số 384 tới 386, Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Địa chỉ số 135 nằm trên đường Minh Mạng, thuộc phường Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Tp Hồ Chí Minh: Địa chỉ số 17 tới 19 đường Tôn Thất Tùng thuộc phường Phạm Ngũ Lão tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

5/5 - (1 bình chọn)