Quy định chi tiết khi bị người khác đăng ký nhãn hiệu

80

Nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam được pháp luật bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019. Đã có không những ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng này khi nhãn hiệu mình đang sử dụng lại có người khác do vô tình hoặc cố ý đăng ký nhãn hiệu trước. Dựa theo nguyên tắc này, pháp luật sẽ bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký sớm nhất chứ không phải là người đầu tiên khi sử dụng nhãn hiệu này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bị người khác đăng ký nhãn hiệu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129, theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Bị người khác đăng ký nhãn hiệu

Quy định chi tiết khi bị người khác đăng ký nhãn hiệu

Tình trạng bị trùng nhãn, nhãn hiệu đã bị đăng ký trước đó xảy ra khá phổ biến. Điều này để lại nhiều rủi ro cho cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để tạo thương hiệu riêng. Về vấn đề này, tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền ưu tiên như sau:

“Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên

1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam….

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.”

Theo đó, nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên nếu đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên. Vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký đã được đăng ký trước đó, phải làm gì?

– Đối với nhãn hiệu chưa được bảo hộ:

Trong trường hợp này, các cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu có quyền nộp đơn yêu cầu phản đối cấp văn bằng của người nộp đơn trước đó. Trường hợp này chủ đơn phản đối phải chứng minh được về một số vấn đề như:

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

+ Số lượng người biết và thừa nhận nhãn hiệu (số lượng khách hàng, có thể làm khảo sát…)

+ Các tài liệu chứng minh chi phí quảng cáo, truyền thông; doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu (hoá đơn, chứng từ…).

– Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ:

+ Yêu cầu chấm dứt hiệu lực:

Văn bằng bảo hộ có thể chấm dứt trong trường hợp “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng“.

Do đó, nếu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng nhưng không sử dụng trong thời gian quy định có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

+ Đàm phán mua lại nhãn hiệu:

Người sử dụng có thể thoả thuận với chủ sở hữu (hoặc chủ đơn đăng ký) nhãn hiệu để thực hiện việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

+ Thay đổi nhãn hiệu:

Nếu không thể thỏa thuận mua lại hay không đủ căn cứ để yêu cầu chấm dứt hiệu lực, có thể tiến hành thiết kế lại nhãn hiệu mình định đăng ký hoặc thay đổi một số chi tiết và giữ lại thương hiệu ban đầu.

Cách xử lý khi nhãn hiệu bị đăng ký trước

Đối với nhãn hiệu chưa được bảo hộ

Các nhãn hiệu chưa được bảo hộ có thể rơi vào các trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ. Hoặc trong quá trình đăng ký sở hữu công nghiệp nói riêng và đăng ký nhãn hiệu nói chung sẽ có quá trình giải quyết ý kiến của người thứ ba liên quan tới nhãn hiệu. Quá trình này còn gọi là phản đối cấp văn bằng. Theo đó, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu phản đối cấp văn bằng của người nộp đơn trước. Trường hợp này chủ đơn phản đối phải chứng minh được về một số vấn đề như:

  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu (qua các kênh truyền thông, quảng cáo, cardvisit…)
  • Số lượng người biết và thừa nhận nhãn hiệu (số lượng khách hàng…)
  • Các tài liệu chứng minh chi phí quảng cáo, truyền thông; doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm sử dụng nhãn hiệu (hoá đơn, chứng từ…)

Đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Yêu cầu chấm dứt hiệu lực

Văn bằng bảo hộ có thể chấm dứt trong trường hợp “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng“. Do vậy, nếu nhãn hiệu đã được cấp văn bằng nhưng không sử dụng có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Mua lại nhãn hiệu

Người sử dụng có thể thoả thuận với chủ sở hữu (hoặc chủ đơn đăng ký) nhãn hiệu để thực hiện việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu; hoặc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

Thay đổi nhãn hiệu

Do một nhãn hiệu được đánh giá trên nhiều tiêu chí, phương diện khác nhau. Nên trong trường hợp bạn bị đăng ký nhãn hiệu trước, có thể tiến hành thiết kế lại nhãn hiệu mình định đăng ký. Hoặc thay đổi một số chi tiết và giữ lại thương hiệu của mình.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bị người khác đăng ký nhãn hiệu”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các thông tin pháp lý như download mẫu đơn ly hôn thuận tình các thông tin pháp lý khác cần được giải đáp, Timluat sẽ cung cấp các thông tin chuyên môn đến quý độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Không tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu có được không?

Tra cứu nhãn hiệu có thể nói là bước quan trọng nhất để bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên không bắt buộc phải thực hiện. Việc tra cứu nhãn hiệu trước giúp chủ doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh trong tương lai. Luật sư X cũng cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Làm gì khi bị người khác lấy logo đi đăng ký nhãn hiệu?

Có thể thấy, để bảo hộ được nhãn hiệu và tránh xâm phạm nhãn hiệu và được cơ quan nhà nước ghi nhận thì bạn nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi thiết kế và sử dụng.
Với những nhãn hiệu (dù được cho là copy sao chép của nhãn khác đã tồn tại trên thị trường nhưng chưa đăng ký) đã tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ thì việc gửi hồ sơ khiếu nại hay yêu cầu hủy cấp văn bằng sẽ không được chấp nhận, bởi lẽ việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm sẽ chỉ để có quyền ưu tiên, quá trình xét duyệt và thủ tục cấp văn bằng phải mất từ 12 – 24 tháng.
Do đó về lý thuyết thì người đó chưa thực tế sở hữu văn bằng bảo hộ mà chỉ đang trong thời gian xét duyệt để cấp văn bằng. Việc xét duyệt sẽ được chuyên viên dựa trên kho dữ liệu nhãn hiệu để đối chứng và tìm dấu hiệu nhận biết so với các nhãn hiệu, logo khác để cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, phương án duy nhất khi bị “cuỗm” mất nhãn hiệu là tiến hành nộp hồ sơ bảo hộ thật sớm (ngay sau khi thiết kế và sử dụng) để đảm bảo việc được pháp luật bảo hộ một cách toàn diện. 
Ngoài ra nhiều chủ doanh nghiệp cũng lựa chọn cách thương thảo và yêu cầu mua lại. Tình trạng này từng xảy ra với nhãn của siêu thị Lan Chi cũng như thương hiệu con của Cafe Trung Nguyên khi sang thị trường nước ngoài…

5/5 - (1 bình chọn)