Quy định chi tiết 2023 khi làm giấy ủy quyền cần những gì?

205
Quy định chi tiết 2023 khi làm giấy ủy quyền cần những gì

Trong đời sống hiện nay có những cá nhân, tổ chức vì lí do nào đó mà không thể tự mình xác lập để thực hiện những giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích của chính mình thì có thể ủy quyền cho một người nào đó nhân danh mình nhằm để thực hiện những công việc cụ thể. Bản chất của giấy ủy quyền chính là một cuộc giao dịch dân sự, cũng vì lý do đó, Giấy ủy quyền có giá trị pháp lý khi đáp ứng 02 điều kiện chính, đó là về nội dung và cả về hình thức. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Làm giấy ủy quyền cần những gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Khái niệm giấy ủy quyền

Hiện nay, không có văn bản nào chính thức ghi nhận khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ được nhắc đến trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Chủ thể trong giấy ủy quyền bao gồm giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.

Các trường hợp phải lập giấy ủy quyền bằng văn bản

Hình thức của Giấy ủy quyền có thể theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của Giấy ủy quyền. Trong một số trường hợp yêu cầu ủy quyền phải lập thành văn bản và có cả trường hợp yêu cầu văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực như:

–  Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay, trừ:

– Đăng ký kết hôn;

– Đăng ký lại việc kết hôn;

– Đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Lưu ý: Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền

–  Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền

–  Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch

–  Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau

–  Cổ đông ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội đồng cổ đông

–  Người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

–  Chủ tịch doanh nghiệp Nhà nước vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty

–  Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị

–  Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ủy quyền cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên

–  Đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự, trừ trường hợp ly hôn

–  Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính

–  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế

–  Người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt nam ủy quyền cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định

–  Chủ nợ ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ

–  Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu không tham Hội nghị chủ nợ thì ủy quyền cho người khác tham gia

–  Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở

Quy định về hình thức ủy quyền

Hình thức Giấy ủy quyền

Tuy cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều không có điều khoản hay quy định cụ thể nào về hình thức Giấy ủy quyền. Nhưng thuật ngữ “Giấy ủy quyền” lại được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác.

Ví dụ  tại Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”. Vì vậy chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ khác có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng giấy ủy quyền. 

Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

Tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản“.

Hình thức Hợp đồng ủy quyền 

Hợp đồng ủy quyền được ghi nhận tại Mục 12 Chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 và tiếp tục được ghi nhận tại Mục 13 Chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng ủy quyền được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Mẫu giấy ủy quyền chuẩn

Những nội dung cần phải có trong giấy ủy quyền

Nội dung của giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:

– Tên loại văn bản

– Thông tin của bên ủy quyền

– Thông tin của bên được ủy quyền

– Nội dung và phạm vi ủy quyền

– Thời hạn ủy quyền

– Thù lao ủy quyền (nếu có)

– Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

Các chủ thể trong quan hệ pháp luật theo ủy quyền

– Cá nhân:

+ Cá nhân có thể là bên được ủy quyền để tham gia các giao dịch dân sự khi đã từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số giao dịch, hay quan hệ yêu cầu người tham gia giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

~ Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên

~ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24 của Bộ luật dân sự 2015.

– Tổ chức: có tư cách pháp nhân hoặc không.

Lưu ý: Các trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha-mẹ-con không được phép ủy quyền…

Làm giấy ủy quyền cần những gì?

Quy định chi tiết 2023 khi làm giấy ủy quyền cần những gì

– Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền về tài sản chung thì cần giấy tờ cả vợ và chồng)

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền tài sản chung như nhà đất…);

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ô tô …) hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (như giấy đăng ký kinh doanh, giấy mời, giấy triệu tập…).

Giấy tờ bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị gồm:

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền

– Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.

Trình tự thủ tục làm giấy ủy quyền

Bước 1: Nộp hồ sơ cho nhân viên và nhân viên tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền

Công chứng hoặc chứng thực

Trường hợp giấy ủy quyền không yêu cầu công chứng, chứng thực có thể bỏ qua bước này mà tiến hành lập giấy ủy quyền, các bên ký tên, đóng dấu.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như trên, bên ủy quyền liên hệ với phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền.

Bước 3: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin cũng như cách thức thực hiện làm giấy ủy quyền. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc ủy quyền của mình.

Thời hạn của giấy ủy quyền

Ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền như sau:

 “1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Trong đó, theo Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm giấy ủy quyền cần những gì”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khác như mẫu mẫu đơn nghỉ việc…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Được lập giấy ủy quyền thực hiện những công việc gì?

Giấy ủy quyền cần đảm bảo các nội dung ủy quyền không được trái với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015:
– Bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
–  Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;
–  Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
–  Xác lập, thực hiện, chấm dứt ủy quyền một cách thiện chí, trung thực;
–  Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
–  Các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Lưu ý: Khi xác định nội dung ủy quyền có hợp pháp hay không không dựa trên sự suy đoán, cũng không phải có căn cứ là bạn không tuân thủ nội dung ủy quyền đã ký. Việc xem xét giá trị nội dung của ủy quyền phải thông qua các cơ quan tài phán có thẩm quyền theo yêu cầu của các bên liên quan, điều này được biệt quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mà người ký hợp đồng là người đại diện theo ủy quyền.

Cần có những nội dung thỏa thuận đặc biệt trong giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền ngoài thực hiện việc xác lập quan hệ ủy quyền còn được cá nhân, tổ chức sử dụng để hợp pháp nhiều giao dịch dân sự, kinh doanh ví dụ: Ủy quyền định đoạt quyền sử dụng đất trong mua bán đất đai; Ủy quyền sử dụng xe trong việc cầm cố ô tô;… do đó các bên cũng mong muốn có nhiều thỏa thuận ràng buộc. Một số thỏa thuận mà khi giao kết ủy quyền các bên cần cẩn trọng phòng tránh việc thỏa thuận không phát sinh giá trị.

5/5 - (1 bình chọn)