Nộp tiền thuế đất đây là nghĩa vụ của công dân khi được Nhà nước giao đất, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất hoặc cũng có thể được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc nộp tiền sử dụng đất được quy định trong một khoảng thời gian cụ thể kể từ khi công dân được Nhà nước giao đất điều này cũng buộc công dân phải nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn đã được quy định tại luật. Mặc dù vậy, trên thực tế có thể thấy rất nhiều người chậm nộp tiền sử dụng đất, một số trường hợp người dân cố ý chậm nộp để trốn tránh nghĩa vụ nộp tiền. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Không đóng thuế đất có sao không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế năm 2019.
Đối tượng phải đóng thuế đất
Luật thuế quy định rõ đối tượng phải đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Đối với đất nông nghiệp: Đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất trồng rừng.
- Đối với đất phi nông nghiệp: Đất ở tại nông thôn và thành thị, đất sản xuất, kinh doanh và đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp hoặc có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp (thuộc các đối tượng nói trên) đều phải đóng thuế đất theo quy định.
Trừ các trường hợp thuộc đối tượng không phải đóng thuế hoặc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được miễn thuế thì không phải đóng thuế đất.
Không đóng thuế đất có sao không?
Sau khi tính tiền thuế đất xong, cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo đóng thuế đến từng hộ gia đình, cá nhân về số tiền, thời gian và địa điểm đóng thuế.
Trong vòng 90 ngày (kể từ ngày nhận được thông báo), người nộp thuế phải nộp đủ số thuế được ghi trong thông báo theo địa điểm. Người nộp thuế có thể chia thành 2 đợt đóng:
- Đợt thứ 1 (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo): Nộp 50% số tiền thuế phải nộp;
- Đợt thứ 2 (trong thời hạn 60 ngày tiếp theo): Nộp 50% số tiền thuế còn lại.
Trong thời hạn nói trên, nếu người nộp thuế không đóng thuế đất thì sẽ được xếp vào 2 trường hợp: Chậm nộp tiền thuế hoặc có hành vi trốn thuế.
Xử phạt khi chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất
Việc xác định khoản tiền chậm nộp được quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế năm 2019.
“Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
đ) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
4. Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
5. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
7. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.”
Theo đó, số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất được tính theo phương pháp tính tiền chậm nộp được quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2019. Cụ thể tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế, mức tiền chậm nộp thuế được tính bằng 0,03%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Tương tự với đó, số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất cũng được tính bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp. Cụ thể được khái quát lên thành công thức sau:
Số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất = 0,03% x số tiền sử dụng đất chậm nộp x số ngày chậm nộp tiền sử dụng đất
Trong đó:
– Số tiền sử dụng đất, tiền thuế đất chậm nộp là số tiền chưa hoàn thành trong hạn theo thông báo;
– Số ngày chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất là tổng số ngày được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo của ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ tiền sử dụng đất chậm chuyển nộp vào ngân sách nhà nước.
Tiền chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho người nộp tiền sử dụng đất số tiền cần phải nộp do chậm nộp tiền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về trường hợp được miễn khoản tiền chậm nộp khi vi phạm nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất. Theo đó, tại khoản 8 điều 59 Luật Quản lý thuế năm 2019, người chậm nộp tiền sử dụng đất được miễn khoản tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất nếu thuộc các trường hợp bất khả kháng. Cụ thể các trường hợp đó là:
– Người nộp tiền sử dụng đất bị thiệt hại về của cải, vật chất do gặp dịch bệnh, thiên tai, hoả hoạn hoặc tai nạn bất ngờ;
– Một số trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật về trường hợp bất khả kháng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tải xuống mẫu hợp đồng thuê xe du lịch mới năm 2023
- Bảng giá thuê đất 50 năm quy định năm 2023 chi tiết
- Tải xuống Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế mới
Vấn đề “Không đóng thuế đất có sao không” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thực hiện hợp đồng nhé!
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc tính thuế đất hiện nay ra sao?
1.3. Trường hợp trong năm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuế được tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi.
Trường hợp trong năm phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá 1m² đất tính thuế) thì số thuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh sự thay đổi”.
Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định về nguyên tắc khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:
“Người nộp thuế có trách nhiệm khai chính xác vào Tờ khai thuế các thông tin liên quan đến người nộp thuế như: Tên, số CMT, mã số thuế, địa chỉ nhận thông báo thuế; các thông tin liên quan đến thửa đất chịu thuế như diện tích, mục đích sử dụng. Nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì phải khai đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận như số, ngày cấp, số tờ bản đồ, diện tích đất, hạn mức (nếu có)…”.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính như thế nào?
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = “Giá tính thuế x Thuế suất”
Trong đó:
– Giá thuế được tính theo công thức: “Diện tích đất tính thuế x 1m2 đất”
+ Diện tích đất tính thuế được tính là diện tích người sử dụng đất đang sử dụng được quy định theo luật.
+ 1m2 đất: Do Ủy ban tỉnh quy định, 5 năm điều chỉnh 1 lần.
– Thuế suất: Căn cứ tính thuế sử dụng với đất phi nông nghiệp được quy định theo Luật.
+ Mức thuế 0.03%: Áp dụng với những trường hợp như phần đất nằm trong hạn mức, đất ở gắn với nhà nhiều tầng, nhiều hộ hoặc các công trình mặt đất; đất dùng kinh doanh, sản xuất, đất trong dự án đầu tư phân kỳ.
+ Mức thuế suất 0,07%: Áp dụng với những trường hợp đất vượt chưa quá 3 lần hạn mức.
Thế nào là chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất?
Để xác định xem người sử dụng đất có thuộc trường hợp chậm nộp tiền sử dụng đất hay không thì phải căn cứ vào thời hạn nộp tiền sử dụng đất được quy định trong thông báo nộp tiền sử dụng đất của Nhà nước. Thời hạn nộp tiền sử dụng đất được xác định là khoảng thời gian mà pháp luật quy định để người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay còn được hiểu là được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể với từng trường hợp sau:
– Nộp tiền sử dụng đất chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp tiền sử dụng đất được ban hành, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo nhận được;
– Nộp tiền sử dụng đất chậm nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo nộp tiền sử dụng đất được ban hành, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo như thông báo nhận được;
– Nộp tiền sử dụng đất chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp tiền sử dụng đất được ban hành, người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo như thông báo trong trường hợp được xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp do quá thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà cá nhân hay hộ gia đình được giao đất mà chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất đang còn nợ Nhà nước.