Quy định pháp luật con 5 tuổi chưa nhập hộ khẩu năm 2023

197
Quy định pháp luật con 5 tuổi chưa nhập hộ khẩu năm 2023

Sổ hộ khẩu đây là một trong các hình thức được Nhà nước sử dụng nó dùng để quản lý dân cư và thường được quản lý theo từng hộ gia đình. Ở thời điểm hiện nay, khi gia đình có thêm thành viên nhí mới thì ngoài việc phải làm thủ tục khai sinh thì gia đình trẻ phải làm thêm thủ tục nhập khẩu cho con. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Con 5 tuổi chưa nhập hộ khẩu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm nhập khẩu cho con

Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú chung của cha mẹ, nơi thường trú của cha, nơi thường trú của mẹ hoặc nơi thường trú của một người khác không phải là cha mẹ theo quy định của pháp luật.

Con 5 tuổi chưa nhập hộ khẩu

Quy định pháp luật con 5 tuổi chưa nhập hộ khẩu năm 2023

Theo quy định về thời hạn đăng ký thường trú tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật cư trú: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó”.

Việc nhập khẩu muộn cho con là hành vi nhập khẩu quá thời hạn và sẽ phải chịu phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.”

Thời hạn khi trẻ em được sinh ra thì cha mẹ phải làm thủ tục đăng ký thường trú cho con mình

Luật cư trú hiện hành không quy định thời hạn bao lâu kể từ khi trẻ sinh ra phải được đăng ký thường trú mà chỉ quy định trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày trẻ chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới cho trẻ. Nếu quá thời hạn này mà không làm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu cho con khi đã quá hạn

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho trẻ bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ. Trong một số trường hợp khác, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, me, con gồm:

-Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố (khi nhập khẩu con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi).

-Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)

-Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha mẹ với con (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN…)

+Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ)

+Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Bạn có thể lấy mẫu này tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc có thể tải mẫu CT01

Thủ tục nhập hộ khẩu cho con khi đã quá hạn

Thủ tục nhập khẩu cho con khi đã quá hạn được thực hiện tương tự như thủ tục nhập khẩu cho con gồm 2 bước sau:

Bước 1: Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị các giấy tờ được nêu phía trên.

Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố mẹ, hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú)

– Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi cư trú của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

– Tối đa 7 ngày làm việc, người đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn ttrong đó nêu rõ kết quả có được nhập khẩu hay không.

– Lệ phí: việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.

Lưu ý:

– Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được.

– Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu.

– Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, tả lại bản chính sau khi đã bảnkiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính.

– Có thể làm thủ tục nhập khẩu cho con online trực tuyến qua cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ công an tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/. Khi đó, người yêu cầu làm thủ tục phải khai báo thông tin trên trang Web và đính kèm bản quét scan hoặc chụp lại các văn bản, giấy tờ như trên để gửi qua mạng đến Cổng dịch vụ và xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi công an phường, xã yêu cầu.

Một số trường hợp cụ thể về nhập khẩu cho con

Sau khi có giấy đăng ký khai sinh thì nên đi làm thủ tục nhập khẩu cho con hoặc có thể kết hợp làm thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế trong 1 lần tại UBND xã.

  • Trong trường hợp cha mẹ không có cùng nơi thường trú thì trẻ được nhập khẩu theo nơi thường xuyên chung sống với bố hoặc mẹ. Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ do cha, mẹ thỏa thuận.
  • Trẻ em, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có thể được nhập khẩu vào nơi khác với hộ khẩu của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý bằng văn bản hoặc cha mẹ ghi ý kiến đồng ý vào tờ khai thay đổi thông tin cư trú (ví dụ: nhập khẩu vào nhà bố mẹ nuôi) hoặc trường hợp luật có quy định.
  • Trẻ em được nhập khẩu mà không cần cha, mẹ phải có đăng ký kết hôn.
  • Nếu sau khi đăng ký khai sinh, giấy khai sinh của trẻ theo họ mẹ thì khi nhập khẩu trong dữ liệu quốc gia về cư trú cũng ghi tên trẻ theo họ mẹ.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Con 5 tuổi chưa nhập hộ khẩu”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản, các mẫu đơn pháp luật, … Rất hân hạnh được giải đáp cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Nếu mẹ sinh con mà không có đăng kí kết hôn thì có được nhập khẩu không?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020: “2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”
Khoản 8 Điều Luật cư trú 2020 quy định: “Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.”
Do đó, để đăng ký thường trú cho con thì chỉ cần cha mẹ đồng ý và chủ hộ đồng ý cho nhập và con bạn đã có giấy khai sinh là được, còn việc chưa có giấy đăng ký kết hôn thì không ảnh hưởng gì đến việc nhập hộ khẩu cho con.

Nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bố hay của mẹ?

Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2020 trong trường hợp con mới sinh pháp luật hiện hành không đưa ra quy định bắt buộc con phải có hộ khẩu theo cha hay theo mẹ, các chủ thể hoàn toàn có thể đăng ký khai sinh cho con tại nơi vợ hoặc chồng đang cư trú và nhập khẩu cho con vào nơi đó theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)