Quy định về mức phạt khi làm giấy khai sinh muộn 3 năm

100
Quy định về mức phạt khi làm giấy khai sinh muộn 3 năm

Khai sinh là khai báo và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; một trong các sự kiện hộ tịch để xác định được cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội. Khoảng thời gian mới sinh con đa số bậc cha, mẹ đều bận rộn chăm sóc trẻ nhỏ, đối với những người lần đầu làm cha, mẹ. Vì vậy, việc làm giấy khai sinh muộn không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Làm giấy khai sinh muộn 3 năm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Có được làm giấy khai sinh muộn không?

Xét vào trường hợp của bạn, vì lý do công việc cũng như sức khỏe của con bạn thường xuyên đau ốm và phải đi chữa trị ở xa mà chưa thể thực hiện được thủ tục đăng ký khai sinh cho con thì bạn nên ủy quyền cho ông bà hoặc những người thân thích khác tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong thời gian sớm nhất. Theo đó, có thể thấy pháp luật quy định đăng ký khai sinh cho con là trách nhiệm của người có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Do đó, nếu đăng ký khai sinh cho con khi quá hạn 60 ngày sẽ coi là trường hợp đăng ký khai sinh muộn.

Bạn có thể đăng ký khai sinh muộn cho con, tức là đăng ký khai sinh sau khi đã sinh con được 60 ngày. Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn cũng được thực hiện giống như thủ tục đăng ký khai sinh thông thường tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú.

Việc làm giấy khai sinh muộn cho con sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của con và đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định.

Giá trị pháp lý của giấy khai sinh

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có nêu rõ về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:

“ 1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”

Như vậy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch vô cùng quan trọng, ghi nhận những thông tin cơ bản của một con người. Chính vì vậy, việc thiếu giấy khai sinh sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sau này của con trẻ.

Quy định của pháp luật về thời hạn khai sinh 

Căn cứ Điều 30 Bộ luật dân sự 2015, mỗi công dân khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, trong một số trường hợp đặc biệt:

“Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử

  1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
  2. Cá nhân chết phải được khai tử.
  3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
  4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký khai sinh được thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Căn cứ vào Điều 15 Luật hộ tịch 2014  thì luật quy định cụ thể như sau:

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

 Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có nêu rõ về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:

“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Như vậy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch vô cùng quan trọng, ghi nhận những thông tin cơ bản của một con người. Chính vì vậy, việc thiếu giấy khai sinh sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sau này của con trẻ.

Làm giấy khai sinh muộn 3 năm

Quy định về mức phạt khi làm giấy khai sinh muộn 3 năm

Căn cứ theo quy định tại điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 thì trách nhiệm của cha hoặc mẹ là phải làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Cụ thể:

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
  • Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Căn cứ quy định tại điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phamnj hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo khi đăng ký khai sinh muộn.

Căn cứ Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt khi đăng ký khai sinh như sau:

“Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”

Nơi làm giấy đăng ký khai sinh quá hạn

Tại UBND cấp xã:

– UBND cấp xã nơi cư trú (thường trú, tạm trú) của cha, mẹ (cả cha, mẹ của trẻ đều là công dân Việt Nam và cư trú trong nước).

– UBND cấp xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế (không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ).

– UBND cấp xã khu vực biên giới nơi thường trú của cha/mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

Tại UBND cấp huyện:

– UBND cấp huyện nơi cư trú của cha, mẹ (trẻ em sinh ra tại Việt Nam, cha/mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài/không quốc tịch; cha mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài…)

Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.

Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện theo các bước được quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch 2014 như sau:

Chuẩn bị hồ sơ.

Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy chứng sinh hoặc những giấy tờ khác như: Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh (nếu có người làm chứng) hoặc giấy cam đoan về việc sinh; biên bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền lập về việc trẻ bị bỏ rơi (trẻ em bị bỏ rơi), văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định (trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

– Tờ khai đăng ký khai sinh.

– Người đăng ký khai sinh xuất trình: một trong các loại giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương); giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.

Nộp hồ sơ.

Người đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại: cơ quan có thẩm quyền tùy thuộc vào từng trường hợp như đã nêu ở mục 3.

Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

– Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Công chức tư pháp – hộ tịch trả lại hồ sơ và hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch, cùng người đăng ký ký vào sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh => Cấp 01 bản chính, bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi đi đăng ký khai sinh.

– Thời hạn giải quyết: trong 01 ngày.

Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm giấy khai sinh muộn 3 năm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian sửa đổi giấy khai sinh là bao lâu?

Căn cứ Mục 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật về hộ tịch và pháp luật có liên quan, pháp luật, tư pháp.
Trường hợp có sự thay đổi, cải chính về nhân thân so với bản sao có chứng thực đăng ký cư trú hoặc giấy đăng ký kết hôn thì việc thay đổi, cải chính phải được ghi vào Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn.
Nếu được xác nhận, thời hạn có thể được gia hạn trong vòng 3 ngày làm việc.
Theo đó, thời gian cải chính hộ tịch không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thay đổi và theo quy định của pháp luật.

Làm giấy khai sinh mất mấy ngày?

Sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch UBND cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ.
Hiện nay, ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, việc đăng ký khai sinh được thực hiện song song việc nhập khẩu và xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ (liên thông thủ tục hành chính).

5/5 - (1 bình chọn)