Quy định về trích lục khai sinh bản gốc nhanh chóng

484
Quy định về trích lục khai sinh bản gốc nhanh chóng

Có 2 lý do chủ yếu khiến người dân sử dụng trích lục giấy khai sinh. Cụ thể như làm mất giấy tờ khai sinh gốc hay sợ bản chính bị hư hỏng. Trường hợp này, người dân hoàn toàn có thể sử dụng được bản trích lục giấy khai sinh một cách đơn giản hiệu quả nhất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định vềTrích lục khai sinh bản gốc có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về các quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hộ tịch 2014
  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 281/2016/TT-BTC

Khái niệm trích lục khai sinh

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”

Đối tượng xin trích lục khai sinh

Quy định về trích lục khai sinh bản gốc nhanh chóng

Tại Điều 6 Luật Hộ tịch 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân như sau:

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân

1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.

3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, để xin bản sao trích lục khai sinh có thể người có yêu cầu trực tiếp xin hoặc ủy quyền cho người khác đến xin trích lục.

Giá trị pháp lý của giấy trích lục khai sinh

Dựa vào Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của bản sao được sổ gốc cấp. Bảo sao sẽ được chứng thực từ bản chính với chữ ký và hợp đồng giao dịch được chứng thực cụ thể như sau:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.”

Đối chiếu với những quy định trên, sổ hộ tịch được xác định là sổ gốc và bản sao trích lục hộ tịch chính là bản sao được cấp từ sổ gốc đó. Do đó, bản sao trích lục giấy khai sinh sẽ có giá trị tương đương với bản chính.

Hồ sơ trích lục khai sinh

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CMND/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);
  • Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục)

+ Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực theo quy định. Đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền.

+ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Đối với trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền.

  • Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch

Thủ tục trích lục khai sinh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu cần sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin trích lục bản sao của giấy khai sinh

Bước 2:  Nộp hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh

Sau khi hoàn tất hồ sơ, cung cấp đầy đủ những giấy tờ đã liệt kê ở trên thì người có yêu cầu xin cấp trích lục giấy khai sinh sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền về quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Cụ thể là nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các thông tin ghi trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ do người yêu cầu cung cấp.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì cán bộ làm công tác hộ tịch sẽ căn cứ vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hộ tịch và ghi rõ nội dung bản sao trích lục hộ tịch
  • Sau đó sẽ báo cáo lên Thủ trưởng cơ quan quản lý về cơ sở dữ liệu hộ tịch và ký xác nhận về việc cấp trích lục hộ tịch bản sao cho người có yêu cầu.
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định cho người đến nộp.

Sau khi đã được hướng dẫn mà vẫn không được hoàn thiện, bổ sung đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận sẽ  từ chối tiếp nhận hồ sơ và việc từ chối này phải được thể hiện qua văn bản và ghi rõ lý do từ chối.

Nơi cấp bản sao trích lục khai sinh

Tại Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:

“Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”

Theo quy định Luật Hộ tịch hiện hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cấp trích lục giấy khai sinh bao gồm:

  • Các cơ quan đăng ký hộ tịch gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hay Cơ quan đại diện.
  • Bộ Tư pháp;
  • Bộ Ngoại giao;
  • Các cơ quan được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật khác như: Cơ quan đại diện lãnh sự, Cơ quan đại diện ngoại giao,…

Thời hạn của giấy trích lục khai sinh

Giấy khai sinh là văn bản ghi nhận những thông tin cá nhân không thay đổi. Không giống như các giấy tờ cá nhân khác như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,… đều có hạn nhất khi sử dụng. Giấy khai sinh không thay đổi giấy tờ nhiều năm và vô thời hạn. Vì vậy, trích lục khai sinh đương nhiên không có thời hạn.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trích lục khai sinh bản gốc″. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các vấn đề pháp lý, thông tin pháp lý, các mẫu đơn pháp luật như mẫu sơ yếu lý lịch 2023 cần được giải đáp, vui lòng vào trang Tìm luật để xem thêm.

Câu hỏi thường gặp

Bản sao trích lục khai sinh có cần công chứng không?

Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Cũng theo Điều 3 Nghị định này:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bản sao trích lục có hai dạng là bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính, đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Vì thế, bản sao trích lục này không phải thực hiện công chứng.

Có cần công chứng bản sao trích lục giấy khai sinh không?

Trích lục giấy khai sinh được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Người làm thủ tục sẽ được nhận bản sao trích lục được cơ quan trích lục về việc sao từ bản chính hoặc trích lục khai sinh từ hệ thống dữ liệu xác nhận theo đúng quy định của pháp luật. Khi đó, nếu cần nhiều bản trích lục khai sinh thì người được cấp có thể làm thủ tục chứng thực thành nhiều bản ở văn phòng công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)