Tải xuống miễn phí mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm 2023

342
Tải xuống miễn phí mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm 2023

Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (có thể là cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định pháp luật đối với trường hợp người trước đó (cha hoặc mẹ không cùng làm cho một người sử dụng lao động) đã được hưởng hết thời gian theo với quy định đã đề ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2012

Khái niệm mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm

Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau được hiểu là một loại giấy tờ mà người lao động có thể yêu cầu cơ quan, đơn vị công tác cung cấp để xác nhận rằng họ đã xin nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền xin nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau và người sử dụng lao động phải cung cấp giấy xác nhận để chứng minh rằng người lao động đã nghỉ việc vì lý do này.

Mẫu giấy xác nhận này thường bao gồm các thông tin cơ  bản về người lao động như tên, địa chỉ, và chức vụ làm việc, cùng vớ thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau. Ngoài ra giấy xác nhận này cũng sẽ có chữ ký của người đứng đầu đơn vị công tác của người lao động xác nhận thông tin trên giấy tờ là chính xác

Những thông tin cụ thể và yêu cầu về mẫu giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau có thể khác nhau tùy vào quy định của từng công ty.

Điều kiện hưởng chế độ khi con ốm đau

Tải xuống miễn phí mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm 2023

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau: người lao động có quyền xin nghỉ việc để chăm sóc con nhỉ bị ốm đau trong thời gian tối đa là 14 ngày mỗi năm. Tuy nhiên, quyền này chỉ áp dụng đối với con dưới 07 tuổi và không được áp dụng đối với con của người lao động đang học trường học trên cấp trung học cơ sở

– Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: người lao động phải có giấy xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền để chứng minh rằng con họ đang bị ốm và cần được chăm sóc. Giấy xác nhận này phải được cơ sở khám chữa bệnh cấp và có nội dung xác nhận tên con của người lao động, thời gian cần nghỉ việc để chăm sóc con và thời gian dự kiến con sẽ phục hồi

Nếu không đáp ứng đủ hai điều kiện trên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ nghỉ để chăm sóc con ốm đau. Do đó để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động nên tuân thủ đầy đủ các điều kiện quy định và cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết cho cơ quan quản lý để xin nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.

Mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm

Thời gian nghỉ chăm con ốm

a) Thời gian hưởng bhxh khi con bị ốm

  • 20 ngày làm việc/năm nếu con < 3 tuổi
  • 15 ngày làm việc/năm nếu con 3 tuổi < x < 7 tuổi

b) Mức hưởng chế độ ốm đau bhxh khi con ốm

Người lao động căn cứ theo các chỉ số sau:

(1) Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

(2) Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Lưu ý:

  • Thời gian này là thời gian tối đa trong 01 năm cho mỗi con và tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
  • Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người được thực hiện theo quy định nêu trên.

Ví dụ: Hai vợ chồng chị A đều tham gia BHXH bắt buộc, có con trai 05 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2020 đến ngày 11/3/2020. Trong thời gian con phải nằm viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị A đều nghỉ việc để chăm sóc con.

Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị A đều được giải quyết hưởng chế độ con ốm đau với thời gian là 05 ngày.

Chế độ hưởng nghỉ việc khi chăm con ốm đau

Người lao động bị ốm đều được hưởng chế độ để đảm bảo thu nhập và trang trải một phần chi phí y tế, với mức được hưởng là:

Mức hưởng hàng tháng  =  75% x  Lương được trả bởi BHXH tháng trước khi nghỉ

Đối với người ốm dài ngày đã nghỉ 180 ngày nhưng vẫn đang điều trị thì mức hưởng thấp hơn:

– Bằng 65% mức lương bảo hiểm xã hội tháng kế tiếp khi nghỉ với điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên

– 55% mức lương bảo hiểm xã hội tháng kế tiếp khi nghỉ với điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 đến dưới 30 năm

– 50% lương bảo hiểm xã hội tháng kế tiếp khi nghỉ với điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ dưới 15 năm

Tuy nhiên, riêng đối với sĩ quan, quân đội nhân dân, hạ sĩ quan công an, và người làm công tác cơ yếu, sẽ được hưởng 100% tiền lương bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ ốm.

Các trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương

Tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi:

  • Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột chết;
  • Bố hoặc mẹ kết hôn;
  • Anh/chị/em ruột kết hôn.

Ngoài ra, vì một lý do khác, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương, ví dụ:

  • Bố/mẹ ốm đau, bệnh tật;
  • Con ốm
  • Đi đám cưới bạn bè;
  • Đi du lịch;…

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội, khi làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động, người sử dụng lao động cần chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:

  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động trong trường hợp điều trị nội trú. Với trường hợp điều trị ngoại trú thì phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. (Người lao động phải nộp cho người sử dụng lao động giấy tờ này khi trở lại làm việc). (1)
  • Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì giấy tờ trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. (2)
  • Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau

Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ ốm đau cần thông báo cho doanh nghiệp đồng thời chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ bhxh theo quy định. Theo đó,

Bộ hồ sơ hưởng bhxh chế độ ốm đau đối với người lao động và doanh nghiệp được quy định và hướng dẫn thực hiện theo các Luật sau:

  1. Khoản 1, 2 Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội 2014 
  2. Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT
  3. Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP

Theo đó tùy theo từng trường hợp người lao động cần cung cấp các giấy tờ cần thiết cho Doanh nghiệp để chuẩn bị hồ sơ gửi cho cơ quan BHXH.

1) Trường hợp điều trị nội trú:

a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. (Điều trị nội trú)

  • Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; 
  • Trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

2) Trường hợp điều trị ngoại trú:

a) Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (theo mẫu C65-HD)

  • Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
  • Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Người sử dụng lao động (Doanh nghiệp) lập danh sách hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (theo mẫu 01B-HSB)

Sau đó Doanh nghiệp đại diện cho người lao động gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia, cơ quan BHXH tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật.

Tiền trợ cấp chế độ ốm đau BHXH sẽ được chuyển cho doanh nghiệp nơi người lao động làm việc trước khi đến tay người lao động.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ chăm con ốm”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác như các thông tin pháp lý như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, các mẫu đơn pháp luật, … Rất hân hạnh được giải đáp cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Không viết đơn xin nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không?

Theo như quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau và hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau đã nêu ở trên, không có quy định nào bắt buộc người lao động phải viết đơn xin nghỉ phép thì mới được hưởng chế độ ốm đau như công ty bạn nói.
Mặt khác, việc ốm đau không thể lường trước được nên việc viết đơn xin nghỉ ốm nộp trước cho công ty là rất khó.
Do đó, khi bạn nghỉ ốm, không cần thiết phải viết đơn xin nghỉ phép thì mới được hưởng chế độ ốm đau.
Như vậy, việc công ty từ chối nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là sai quy định của pháp luật.
Đồng thời, trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm nhận giấy ra viện từ bạn, công ty bạn có trách nhiệm nộp hồ sơ đã nêu ở trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết thủ tục hưởng chế độ ốm đau cho bạn.

Xin giấy nghỉ ốm hưởng chế độ ốm đau ở đâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. 

Đang nghỉ thai sản mà xin nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

5/5 - (1 bình chọn)