Theo như nghị quyết mới được Nhà nước ban hành thì kể từ ngày 1.7.2023, có dự kiến sẽ có khoảng 230.000 người lao động được mức hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ trước 1.1.1995 họ thuộc nhóm đối tượng được đề xuất điều chỉnh tăng thêm. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tăng lương cho người về hưu trước năm 95” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 34/2021/QH15
Khái niệm lương hưu
Lương hưu – chế độ hưu trí – là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật.
Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Độ tuổi nghỉ hưu
Trước thời điểm Bộ luật lao động 2019 được thi hành và có hiệu lực, thì độ tuổi nghỉ hưu được quy định:
- Đối với lao động nam: 60 tuổi
- Đối với lao động nữ: 55 tuổi
Tuy nhiên, sau khi Bộ luật lao động 2019 được thi hành và có hiệu lực, độ tuổi để được nghỉ hưu đã tăng lên bắt đầu từ ngày 01/01/2021 như sau:
- Đối với lao động nam: 60 tuổi 03 tháng, mỗi năm sẽ tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- Đối với lao động nữ: 55 tuổi 04 tháng, mỗi năm tăng thêm 04 tháng tuổi đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Do vậy, khi người lao động đáp ứng các điều kiện được quy định để hưởng lương lưu theo như đã trình bày, họ sẽ được hưởng quyền lợi của chế độ lương hưu. Tuy nhiên, điều kiện thêm để có thể hưởng lương hưu là đã tham gia đóng bảo hiểm trong ít nhất 20 năm. Điều này không bị thay đổi. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét và xác định quyền lợi hưởng lương hưu, chi tiết về những trường hợp này có thể được tham khảo trong Bộ luật Lao động năm 2019.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Theo quy định tại Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì năm 2023 điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:
(1) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.
(2) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội 2015 (sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
(3) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:
- Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH
- Đủ 56 tuổi.
Trong điều kiện lao động đặc biệt người lao động được nghỉ hưu trước tuổi. Thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thể từ 5 năm đến 10 năm quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
Như vậy, cũng như lao động nam, nữ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến 20 năm (tùy trường hợp) thì được hưởng lương hưu theo quy định.
Tăng lương cho người về hưu trước năm 95
Căn cứ Nghị định 42/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng do Chính phủ ban hành ngày 29/2023.
Người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức lương hưu dưới 3 triệu/tháng thuộc 01 trong các đối tượng được điều chỉnh lương hưu theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP như sau:
“Đối tượng điều chỉnh
2. Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 3.000.000 đồng/tháng.”
Theo đó, mức điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 42/2023/NĐ-CP như sau:
“Thời điểm và mức điều chỉnh
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.“
Như vậy, tính từ ngày 01/7/2023, người nghỉ hưu trước năm 1995 sau khi điều chỉnh vẫn có mức lương hưu dưới 3 triệu/tháng thì sẽ được điều chỉnh như sau:
– Đối với người có mức lương hưu dưới 2,7 triệu/tháng: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng
– Đối với với người có mức lương hưu từ 2,7 triệu/tháng đến dưới 3 triệu/tháng: Lương hưu được tăng lên bằng 3 triệu/người/tháng
Hồ sơ hưởng lương hưu
Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc:
Sổ bảo hiểm xã hội
Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởng chế độ hưu trí
Trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do suy giảm mức lao động hoặc bị nhiễm HIV/AIDS phải có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền
Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH
Sổ bảo hiểm xã hội
Đơn đề nghị hưởng lương hưu
– Trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù phải có thêm Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu.
– Trường hợp xuất cảnh trái phép phải có thêm Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp.
– Trường hợp người mất tích trở về phải có thêm Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Áp dụng cách tính lương tối thiểu vùng theo quy định
- Những thông tin trong mẫu xác nhận bảng lương xin visa
- Năm 2023 mức lương bình quân ở Việt Nam là bao nhiêu?
Vấn đề “Tăng lương cho người về hưu trước năm 95” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản … Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì hưởng lương hưu?
Về thời điểm đóng BHXH cho đến khi nghỉ hưu, theo quy định tại Điều 73 của Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định rằng:
Với người lao động được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Khi người lao động đủ điều kiện hưởng nhưng chưa đóng đủ thời gian tham gia BHXH thì được đóng cho đến khi đủ thời gian nhất định để được hưởng chế độ hưu trí.
Để được hưởng lương hưu, người lao động phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp cho tổ chức BHXH tỉnh hoặc tỉnh/thành phố nơi đóng BHXH.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết và tổ chức chi trả lương hưu hàng tháng cho người lao động. Nếu hồ sơ bị từ chối, người lao động sẽ nhận được văn bản trả lời rõ ràng về lý do.
Cách tính mức lương hưu tháng 8/2023 như thế nào?
Có thể thấy, trong đợt chi trả tháng 8/2023, người hưởng lương hưu sẽ nhận được thêm mức lương hưu cùng với mức tiền chênh lênh tăng thêm của tháng 7 mà chưa được nhận trong đợt chi trả tháng 7.
Cụ thể, mức lương hưu tháng 8/2023 được tính như sau:
Mức lương hưu tháng 8/2023 = Lương hưu tháng 8 + Phần tiền tăng thêm của tháng 7 chưa nhận