Áp dụng cách tính lương tối thiểu vùng theo quy định

119
Áp dụng cách tính lương tối thiểu vùng theo quy định

Tiền lương luôn là một các vấn đề mà bất cứ người lao động nào cũng quan tâm và ai cũng muốn được hưởng thành quả lao động của mình. Mỗi loại tiền lương đều sẽ có công thức tính toán khác nhau. Mức lương tối thiểu vùng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động mức lương này được quy định theo từng vùng, khu vực. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cách tính lương tối thiểu vùng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Khái niệm lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng được định nghĩa là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận trước đó.

Để đảm bảo được đủ quyền lợi cho mình người lao động cần phải có những kiến thức cơ bản về lương tối thiểu vùng. Lương tối thiểu vùng phải đảm bảo đủ hai tiêu chí sau:

  • Với những người lao động đã qua học nghề thì mức lương phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
  • Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động làm công việc đơn giản nhất.

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Căn cứ theo quy định về tiền lương tối thiếu tháng theo vùng được áp dụng theo địa bàn cụ thể như sau:

(1) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

(2) Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

(3) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

(4) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối tượng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng

  • Các cá nhân là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Các doanh nghiệp được thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn người lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP).
  • Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Cách tính lương tối thiểu vùng

Áp dụng cách tính lương tối thiểu vùng theo quy định

Mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

– Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

VùngMức lương tối thiểu tháng(Đơn vị: đồng/tháng)Mức lương tối thiểu giờ(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I4.680.00022.500
Vùng II4.160.00020.000
Vùng III3.640.00017.500
Vùng IV3.250.00015.600
Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ

– Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

– Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng là một phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động và tạo ra môi trường làm việc công bằng. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng:

– Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

– Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

– Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính lương tối thiểu vùng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu hợp đồng cho thuê nhà …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Lương cơ sở khác gì so với lương tối thiểu vùng?

Lương cơ sở áp dụng cho các đối tượng là công nhân viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động, người hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị hoạt động được nhà nước hỗ trợ kinh phí, …
Lương tối thiểu vùng áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương. Các mức trích đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN cũng sẽ điều chỉnh tăng. Còn Khi lương tối thiểu vùng tăng thì chỉ có người lao động đang hưởng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới điều chỉnh tăng lương. Mức lương của hầu hết người lao động hầu như không chịu tác động đối với việc tăng lương tối thiểu vùng.
Lương cơ sở không có chu kỳ điều chỉnh cố định. Sự điều chỉnh của mức lương cơ sở phụ thuộc vào các yếu tố:
Khả năng của ngân sách nhà nước
Chỉ số giá tiêu dùng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ điều chỉnh của mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, thông thường mức lương tối thiểu vùng thay đổi theo chu kỳ hàng năm và thường được áp dụng vào ngày 01/01 hàng năm.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp tại Hà Nội ?

VÙNG I:
– Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.
– Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ
– Thị xã Sơn Tây
Mức lương tối thiểu: 4.420.000 đồng
VÙNG II
– Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ , Ứng Hòa, Mỹ Đức
Mức lương tối thiểu: 3.920.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)