Gia công hay hợp đồng gia công được coi là những cụm từ phổ biến. Khi một bên không thể đáp ứng được khâu sản xuất thì sẽ có nhu cầu thuê các đơn vị có chuyên môn gia công để có thể hỗ trợ được trong việc sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chính vì vậy mà hợp đồng gia công cơ khí được xem như căn cứ pháp lý để giúp cả hai bên trong hợp đồng giải quyết được vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu hợp đồng gia công cơ khí” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hợp đồng gia công cơ khí
Có thể hiểu hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Hợp đồng gia công cơ khí là một dạng của hợp đồng gia công, trong đó có sự thỏa thuận giữa bên gia công và bên đặt gia công về các điều khoản đảm bảo lợi ích của hai bên.
Các điều khoản cần có của hợp đồng gia công cơ khí
Đối tượng hợp đồng;
- Giá hợp đồng gia công;
- Thanh toán hợp đồng;
- Thanh lý nguyên vật liệu;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Giao, nhận sản phẩm gia công;
- Trách nhiệm của 2 bên khi xảy ra rủi ro
Mẫu hợp đồng gia công cơ khí
Hướng dẫn viết Mẫu hợp đồng gia công cơ khí
Trong bản hợp đồng sẽ đề cập đến các vấn đề khác nhau và mỗi một phần sẽ có vai trò quan trọng đối với hai bên tham ký kết hợp đồng.
– Phần đầu giới thiệu về các bên liên quan đến hợp đồng: yêu cầu các bên ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin, càng chi tiết càng tốt. Các thông tin được ghi ở bên trong hợp đồng phải chính xác , giống như các giấy tờ bản gốc.
– Phần nội dung là phần cũng hết sức quan trọng. Trong phần nội dung yêu cầu các bên phải thỏa thuận để đặt tên cho những Điều khoản một cách hợp lý nhất có thể.
+ Điều 1: đây là Điều khoản đề cập đến đối tượng mà bên đặt gia công yêu cầu bên gia công thực hiện, bên đặt gia công phải ghi rõ tên sản phẩm và quy cách đóng gói.
+ Điều 2: cần ghi rõ về mặt số lượng, chất lượng, địa điểm và trách nhiệm bảo quản hàng hóa đối với mỗi bên để tránh những vi phạm.
+Điều 3: Mục này cần ghi rõ ngày sản xuất cũng như ngày mà bên đặt gia công phải nhận và kiểm tra sản phẩm
+ Điều 4: Trong hợp đồng gia công các bên tham gia cần ghi rõ những biện pháp bảo về quyền lợi của mình để cho bên còn lại tôn trọng và không ảnh hưởng đến.
+ Điều 5: ở Điều khoản về thanh toán này thì các bên sẽ thỏa thuận với nhau về hình thức thanh toán, có thể là thanh toán bằng tiền mặt hoặc là chuyển khoản. Sau khi đã thống nhất được thì sẽ được ghi lại trong hợp đồng.
+ Điều 6: Trong phần trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thì hai bên sẽ đặt ra những Điều kiện nếu một trong các bên không thực hiện thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào. Từ đó sẽ có cách xử lý và bồi thường thiệt hại cho hợp lý.
+ Điều 7: Điều khoản này cần hai bên thỏa thuận với nhau về cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Nếu như trong trường hợp các bên không thể tụ thương lượng giải quyết được thì có thể đưa vụ việc ra Tòa để giải quyết
+ Điều 8: Nếu như các bên vẫn còn muốn đề cập đến những thỏa thuận khác thì có thể tự thương lượng và đưa vào trong hợp đồng.
+ Điều 9: đây là phần hiệu lực của hợp đồng, ở phần này thì các bên thống nhất với nhau về ngày, giờ thích hợp nhất để hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
– Phần cuối cùng là phần chữ ký, thì yêu cầu đại diện của các bên ký và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Lưu ý về loại hàng hóa được phép gia công
– Hàng hóa gia công không thuộc các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh như: Các chất ma túy; các loại hóa chất khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên… theo quy định.
– Hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ có thể được gia công khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;…..
Các mặt hàng cấm nhập khẩu như: các loại hàng đã qua sử dụng bao gồm: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh;…
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công cơ khí
Bên đặt gia công
Theo quy định tại Điều 544 và Điều 545 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:
– Bên đặt gia công có các nghĩa vụ:
+ Cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công;
+ Cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;
+ Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
+ Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.
– Bên đặt gia công có các quyền:
+ Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
+ Có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận.
Bên nhận gia công
– Bên nhận gia công có các nghĩa vụ:
+ Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
+ Trường hợp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác; nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội thì từ chối thực hiện gia công.
+ Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, phương thức, chất lượng, thời hạn và địa điểm theo thoả thuận.
+ Giữ bí mật thông tin quy trình gia công và sản phẩm.
+ Chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
+ Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.
– Bên nhận gia công có các quyền:
+ Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, địa điểm và thời hạn đã thoả thuận.
+ Từ chối sự chỉ dẫn của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.
+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng phương thức, thời hạn đã thoả thuận.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tải xuống hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng mới 2023
- Quy định pháp luật 2023 hợp đồng nào không phải đóng BHXH
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc năm 2023
Vấn đề “Mẫu hợp đồng gia công cơ khí” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà trọ … Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công trong trường hợp nào?
– Trong trường hợp nhận thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo biết cho bên kia trước một thời gian hợp lý;
– Trường hợp bên đơn phương chấm dứt hợp đồng là bên đặt gia công thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công ra sao?
– Cho đến thời điểm giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, ngay cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.