Quy định pháp luật 2023 hợp đồng nào không phải đóng BHXH

89
Quy định pháp luật 2023 hợp đồng nào không phải đóng BHXH

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh quan trọng do Nhà nước đặt ra để bảo vệ với người lao động. Mặc dù vậy, không phải tất cả những loại hợp đồng lao động đều phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành bảo hiểm xã hội được xem là sự bảo đảm thay thế hay cũng có thể bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi người lao động đó bị giảm hoặc mất thu nhập do nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc mất đi, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp đồng nào không phải đóng BHXH” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Bộ luật Lao động 2019

Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội

Phân loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Chế độ bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Hợp đồng nào không phải đóng BHXH

Quy định pháp luật 2023 hợp đồng nào không phải đóng BHXH

Pháp luật không có quy định cụ thể về trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tuy nhiên có quy định cụ thể về những đối tượng bắt buộc phải tham giá BHXH, vậy có thể hiểu những đối tượng không thuộc nhóm đối tượng phải tham gia BHXH thì là các đối tượng không phải đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, Trường hợp không phải đóng BHXH năm 2023 được quy định như sau:

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người lao động không thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì không phải tham gia BHXH bắt buộc:

– Người làm việc theo Hợp đồng không xác định thời hạn

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Bên cạnh đó có các loại hợp đồng sau không phải tham gia bảo hiểm cã hội bắt buộc:

– Hợp đồng thử việc: Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thử việc chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Đồng thời, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do vậy, trường hợp người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Hợp đồng khoán việc, hợp đồng cộng tác viên: Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc

Thâu tóm lại thì các loại hợp đồng sau đây sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội:

– Hợp đồng lao động dưới 01 tháng;

– Hợp đồng thử việc;

– Hợp đồng khoán việc;

– Hợp đồng cộng tác viên.

Trong trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Khi tham gia BHXH tự nguyện người lao động có cơ hội nhận lương hưu khi về già và được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Ngoài những loại hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội thì pháp luật cũng quy định một số đối tượng khi giao kết hợp đồng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:

– NLĐ là công dân Việt Nam không thuộc một trong các đối tượng sau đây thì không phải đóng BHXH bắt buộc:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.+= Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải đóng BHXH bắt buộc:

+ NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

+ NLĐ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP .

+ NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019

–  NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Theo đó, NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Những chế độ mà người lao động được hưởng khi không đóng bảo hiểm xã hội

Về vấn đề này, tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 chỉ rõ:

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Xét trong trường hợp của bạn làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, phía công ty vẫn  có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho bạn.

Theo đó, khoản tiền này sẽ tương đương với mức mà công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.

Công văn giải trình không đóng bảo hiểm xã hội

Công văn giải trình bảo hiểm xã hội là văn bản do doanh nghiệp thực hiện khi cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hàng thanh tra, kiểm tra phát hiện những vấn đề bất thường tại doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp phải giải thích.

Một công văn giải trình bảo hiểm xã hội thông thường sẽ có những nội dung như sau:

– Quốc hiệu – tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày tháng năm làm công văn và tên công văn giải trình.

– Các thông tin của doanh nghiệp làm giải trình bảo hiểm xã hội: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, mã số thuế, số điện thoại, fax…

– Lý do viết công văn giải trình bảo hiểm xã hội: ghi thông tin về ngày tháng và lý do phải viết công văn giải trình bảo hiểm xã hội.

– Giải thích rõ ràng, cụ thể những nguyên nhân gây ra vụ việc trong công văn giải trình.

– Đưa ra những yêu cầu cụ thể với cơ quan bảo hiểm xã hội như mong muốn cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết vụ việc đã tường trình…

– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng nào không phải đóng BHXH”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu hợp đồng thuê nhà công chứng …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại? 

Khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, người lao động đến các cơ quan BHXH sau đây:
– Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia BHXH.
– Người tham gia BHXH tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người lao động đã nghỉ việc: Đến bất kì cơ quan BHXH nào trên toàn quốc.

Đóng bảo hiểm xã hội thế nào khi làm việc tại 2 công ty?

Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP có quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động.
Theo đó, người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Đối với trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khi đó, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định.
Như vậy, nếu bạn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ 02 nơi trở lên, thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi giao kết hợp đồng lao động đầu tiên và đóng bảo hiểm y tế  tại nơi giao kế hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.
Công ty còn lại có trách nhiệm trả phần nghĩa vụ của mình về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào lương hàng tháng cho người lao động.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động mới làm thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc thì bạn có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định. 
Hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm: 
– Giấy đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc
– Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại khi thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

5/5 - (1 bình chọn)