Trong các năm gần đây, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước có thực hiện thu hồi đất vẫn luôn là việc nhức nhối và rất được người dân quan tâm, khi Nhà nước thu hồi đất luôn có những phát sinh ra khiếu kiện, khiếu nại nhất. Khi bị thu hồi đất, quyền lợi của chủ thể là người bị thu hồi đất sẽ có ảnh hưởng trực tiếp. Cũng bởi vì vậy mà việc ban hành chính sách cũng như quy định pháp luật cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quá trình cơ quan thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bồi thường đất làm đường giao thông” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa đất quy hoạch giao thông
Đất giao thông hay còn được gọi là DGT, đây là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nhà nước cho phép xây dựng những công trình giao thông như đường đắt, đường bộ, tàu thủy; những công trình phục vụ hoạt động đi lại, di chuyển của người dân,… trên diện tích đất này.
Đất giao thông DGT không bao gồm những công trình giao thông ngầm ở dưới lòng đất hay trên không. Nếu như những công trình không gây ảnh hưởng đến đất giao thông trên bản đồ địa chính, hoặc không cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì không được xem là đất giao thông DTG.
Đất quy hoạch giao thông hay quy hoạch đất giao thông là vùng đất đã được khoanh vùng cho mục đích sử dụng là giao thông.
Quy hoạch đất giao thông cũng như lộ giới đều là một trong số các vấn đề ít ai để tâm tới nhưng nó thực sự quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sở hữu đất. Thế nên việc tìm hiểu và nắm bắt những quy định hiện hành liên quan đến đất quy hoạch giao thông là điều cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là những người dân tại các thành phố lớn.
Điều kiện được hưởng đền bù đất
Căn cứ Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”
Từ quy định trên thì những chủ thể đáp ứng đủ điều kiện để được bồi thường sau khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế thì Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường dựa trên giá đất ở thời điểm thu hồi cũng như những chi phí khác mà người sử dụng đất đã phải bỏ ra.
Nguyên tắc đền bù đất làm đường cho người dân
Về nguyên tắc bồi thường thu hồi đất được quy định trong Điều 74 Luật đất đai quy định. Người có đất bị thu hồi nếu có đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường về đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Bồi thường đất làm đường giao thông
Mỗi loại đất có mục đích sử dụng khác nhau, có khung giá đền bù khác nhau. Vì vậy, khi đủ điều kiện đền bù mà bị thu hồi thì người dân sẽ được đền bù theo quy định đền bù đất làm đường và giá đền bù đất quy hoạch giao thông sẽ do UBND tỉnh/thành phố quyết định tại thời điểm thu hồi.
Khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá đất).
Theo đó, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Giá đất sẽ được áp dụng khi tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Giá đền bù đất làm đường cao tốc
Đường cao tốc, đường vành đai là những dự án mở đường được chính phủ phê duyệt nhiều năm, nhưng vấn đề nan giải là công tác giải phóng mặt bằng khá phức tạp.
Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.
Phần đất không có đủ điều kiện đền bù sẽ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 77, Luật Đất Đai 2013. Đơn giá bồi thường tùy thuộc vào địa phương của người dân. Phần tài sản trên trên đất cũng sẽ được bồi thường theo quy định về bồi thường tài sản trên đất.
Đền bù đất hành lang giao thông khi bị thu hồi
Đất hành lang giao thông được hiểu là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Đất thuộc hành lang an toàn giao thông và có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì sẽ được bồi thường về đất. Trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vẫn được bồi thường).
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc hành lang an toàn giao thông được đền bù về đất khi bị thu hồi nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đất thuộc hành lang an toàn giao thông không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
- Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định nhưng chưa được cấp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hành vi lấn chiếm đất của người khác bị xử lý như thế nào?
- Quy định chi tiết về mức chi phí đăng ký logo thương hiệu
- Quy trình thu hồi đất làm đường năm 2023 như thế nào?
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bồi thường đất làm đường giao thông”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu hợp đồng cho thuê nhà. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người dân có được thỏa thuận về giá đền bù đất làm đường không?
Tại khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:
“đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.”.
Theo đó, tiền bồi thường về đất sẽ do Nhà nước quyết định, người dân không có quyền thỏa thuận về giá bồi thường.
Có thể thấy, Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nội dung này được quy định tại Hiến pháp và Luật Đất đai, cụ thể Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định rõ như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.
Như vậy, đất đai không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kỳ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người dân không được thỏa thuận giá bồi thường do không phải là chủ sở hữu đất đai.
Quy định về vấn đề sổ đỏ, chuyển nhượng đất giao thông ra sao?
Căn cứ Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về vấn đề cấp sổ đỏ, chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất giao thông DGT. Cụ thể thì nếu như đất chưa có quyết định sử dụng của nhà nước, của các cơ quan có thẩm quyền thì người sở hữu đất có thể được cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất. Thủ tục thực hiện phải theo đúng quy trình, được cơ quan các cấp chứng nhận và chấp thuận.
Vậy, liệu rằng người sở hữu đất giao thông DGT sẽ được mua bán, chuyển nhượng đất khi có nhu cầu? Căn cứ theo Điều 49 Luật Đất đai 2013 nói trên, thì: Nếu như đất chưa có quyết định sử dụng của cơ quan có thẩm quyền thì người sở hữu đất có thể thực hiện những hình thức chuyển nhượng như là: tặng, cho, thuê, mua bán, thừa kế,…