Quy định chi tiết về mức chi phí đăng ký logo thương hiệu

117
Quy định chi tiết về mức chi phí đăng ký logo thương hiệu

Chi phí đăng ký logo thương hiệu đây là một khoản chi phí mà chủ sở hữu cần nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng với thời điểm nộp hồ sơ để làm căn cứ để Cục sở hữu trí tuệ để xem xét thẩm định đơn đăng ký cho chủ sở hữu. Trong trường hợp mà chủ sở hữu không thể tự mình nộp đơn mà sử dụng dịch vụ đăng ký của những đơn vị cung cấp dịch vụ thì chi phí đăng ký logo thương hiệu độc quyền sẽ gồm khoản cơ bản như lệ phí Nhà nước và phí dịch vụ cho đơn vị triển khai dịch vụ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chi phí đăng ký logo thương hiệu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Khái niệm thương hiệu

Thương hiệu là một ký hiệu, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, hoặc bất cứ yếu tố nào khác được sử dụng để nhận dạng và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty với sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty khác.

Thương hiệu cũng có thể được xem như một tài sản vô hình của công ty, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. Khi một thương hiệu được tạo dựng và quản lý tốt, nó có thể trở thành một nguồn cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên và tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Phân loại thương hiệu

Có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu, có thể dựa theo yếu tố cấu thành để chia thành nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình (hay còn gọi là logo) hoặc nhãn hiệu kết hợp.

Tuy nhiên, hiện nay để đơn giản về mặt quản lý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền thì nhãn hiệu được chia làm năm (05) loại chính sau đây:

  • Nhãn hiệu tập thể: Được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu với những cá nhân, doanh nghiệp khác không phải thành viên của tổ chức.

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể Bún Bò Huế, Nhãn hiệu tập thể Ngao Phù Long, Dê núi Cát Bà

  • Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu dùng để chứng nhận rằng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu đảm bảo các đặc tính, nguyên liệu, xuất xứ, vật liệu, chất lượng, độ chính xác….đã được đăng ký xác lập từ trước do một tổ chức có chức năng chứng nhận sở hữu và quyết định việc cho phép sử dụng.

Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận: Hàng Việt Nam Chất lượng cao.

  • Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí: Cùng một chủ sở hữu đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau có liên quan tới nhau

Ví dụ: Xe máy Honda Wave; Xe máy Honda RS; Xe máy Honda RSX…

  • Nhãn hiệu nổi tiếng: một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam theo đó nhãn hiệu cần có số lượng tiêu dùng lớn, phạm vi lãnh thổ, doanh số bán hàng, thời gian sử dụng, uy tín của nhãn hiệu, số lượng quốc gia đã bảo hộ….

Ví dụ: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike

  • Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý: Đây là một dạng nhãn hiệu đặc biệt, trong đó nhãn hiệu bao gồm một yếu tố địa lý (tên Huyện, Tỉnh, Khu vực)

Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ phần tên địa danh) hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.

  • Nhãn hiệu thông thường: Là nhãn hiệu không thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký logo thương hiệu

Hồ sơ đăng ký logo thương hiệu

Khi tiến hành đăng ký thương hiệu, Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:

  •  Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tờ khai;
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Thủ tục đăng ký bản quyền logo thương hiệu

Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký logo

Như đã trình bay ở trên, logo có hai hình thức đăng ký (i) đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu (ii) đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Mỗi hình thức đề có ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo

Sau khi phân loại và lựa chọn hình thức bảo hộ, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền logo theo nội dung thành phần hồ sơ đã được hướng dẫn ở trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền hoặc Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký tại:

– Đăng ký logo tại Cục bản quyền tác giả theo hình thức đăng ký quyền tác giả

Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

– Đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ theo hình thức nhãn hiệu

Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký bản quyền logo sau khi nộp

Sau khi đơn đăng ký được nộp, đơn sẽ được cơ quan thẩm định kiểm duyệt hồ sơ trước khi đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền logo

Trường hợp khi thẩm định hồ sơ, hồ sơ đăng ký đặt yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền logo cho chủ sở hữu.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu

Để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, bạn có thể nộp đơn bằng hình thức trực tiếp tại các cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ. Dưới đây là địa chỉ chuẩn của các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

  • Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng này là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực Hà Nội và thực hiện toàn bộ các thủ tục đăng ký, xét nghiệm, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

  • Văn phòng này tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Sau đó, đơn sẽ được chuyển đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

  • Văn phòng này tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Tương tự như văn phòng Hồ Chí Minh, đơn sẽ được chuyển đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội để thực hiện thẩm định đơn và các thủ tục liên quan.

Qua các văn phòng đại diện này, bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các khu vực tương ứng và tiếp nhận hỗ trợ trong quá trình đăng ký.

Chi phí đăng ký logo thương hiệu

Quy định chi tiết về mức chi phí đăng ký logo thương hiệu

Phí đăng ký nhãn hiệu được quy định chi tiết tại biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC.

Đơn vị: đồng

STTDanh mục phí, lệ phíMức thu
1Lệ phí nộp đơn150.000
2Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên600.000
3Phí công bố đơn120.000
4Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ550.000
4.1Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ120.000
5Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ180.000
5.1Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ30.000
6Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ100.000
6.1Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ20.000
7Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên120.000
7.1Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 02 trở đi100.000
8Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ120.000
9Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ120.000

Căn cứ bảng biểu trên, có thể phân Phí đăng ký nhãn hiệu cho các trường hợp sau đây:

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trong trường hợp này, mỗi dịch vụ, hàng hoá chỉ bao gồm 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trở xuống và bao gồm các loại chi phí: Phí nộp đơn; phí thẩm định nội dung, phí tra cứu thẩm định nhãn hiệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận, đăng bạ và công bố nhãn hiệu.

Tổng mức phí nộp cho cơ quan Nhà nước trong trường hợp này là 01 triệu đồng.

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trường hợp này áp dụng với việc đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ từ sản phẩm hoặc dịch vụ từ thứ 07 trở đi gồm các mức phí: 01 triệu đồng cho 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở lên thì cộng thêm 50.000 đồng/sản phẩm hoặc dịch vụ (20.000 đồng cho phí phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ với nhãn hiệu và 30.000 đồng cho phí tra cứu thông tin để phục vụ thẩm định, giải quyết khiếu nại…

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chi phí đăng ký logo thương hiệu”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà công chứng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đăng ký bản quyền thương hiệu?

Tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định:
Quyền đăng kí nhãn hiệu là quyền của tổ chức, các nhận có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Do đó, các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp.
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp
+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký theo quy định, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Các yếu tố quyết định việc đăng ký bản quyền logo bao nhiêu tiền?

Việc đăng ký logo hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào 03 tiêu chí sau đây:
– Số lượng logo đăng ký;
– Số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký logo;
– Tự nộp đơn đăng ký hay sử dụng dịch vụ đăng ký;
Tổng hợp lại, chi phí đăng ký logo được chia thành 02 loại chi phí bao gồm: Chi phí chính thức (phí nh15à nước) nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và chi phí của tổ chức đại diện thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký logo.

5/5 - (1 bình chọn)