Theo quy định ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp

58
Theo quy định ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đây một trong các loại sắc thuế ở nước ta hiện nay. Vấn đề truy thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do Nhà nước yêu cầu cho một nhóm đối tượng nằm trong danh sách theo như quy định của pháp luật. Vậy ai sẽ phải thuế đất phi nông nghiệp? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Khái niệm về thuế đất phi nông nghiệp

Thuế đất phi nông nghiệp hay còn gọi là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng trong quá trình sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai 2013. Thuế đất phi nông nghiệp sẽ được thu theo vị trí, diện tích sử dụng đất.

Quy định về đất phi nông nghiệp

Nhà nước đã đặt ra các quy định chặt chẽ để có thể phân chia từng loại đất và dưới đây là nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp

Theo quy định ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp

Theo quy định của Nhà nước hiện nay đóng thuê là nghĩa vụ của người dân nhưng trong một số trường hợp về sử dụng đất phi nông nghiệp thì sẽ có những đối tượng tượng theo quy định của pháp luật cần phải nộp thuế của loại đất này dựa theo căn cứ tại Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 như sau:

“Điều 4. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

a) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;

b) Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;

c) Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

d) Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

đ) Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

Như vậy, người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là những đối tượng thuộc quy định trên.

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Dựa theo quy định hiện nay tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định như sau:

Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất %

Như vậy, để tính được số thuế phát sinh phải biết: (1) Diện tích đất tính thuế, (2) Giá của 01 m2 đất và (3) Thuế suất %

(1) Diện tích đất tính thuế

Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

(2) Giá của 01 m2 đất tính thuế

Giá của 01 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (Bảng giá đất) và được ổn định theo chu kỳ 05 năm, kể từ ngày 01/01/2012.

– Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 01 m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1 m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.

– Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 01 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.

– Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 01 m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.

(3) Thuế suất

– Đất ở:

+ Đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuếDiện tích tính thuế (m2)Thuế suất (%)
1Diện tích trong hạn mức0,03
2Phần diện tích vượt không quá 03 lần hạn mức0,07
3Phần diện tích vượt trên 03 lần hạn mức0,15

+ Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.

– Các loại đất khác:

TTLoại đấtMức thuế suất
1Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh0,03%
2Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định0,15%
3Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt0,03%
4Đất lấn, chiếm0,2%

Như vậy, có thể thấy cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp khá phức tạp nên không thể trả lời được số tiền phải nộp cụ thể là bao nhiêu, vì mỗi trường hợp sẽ có diện tích, giá đất khác nhau. Tuy nhiên, riêng đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân thì tiền thuế phải nộp hàng năm không nhiều (chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng).

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm vấn đề pháp lý khá như mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trễ có bị phạt không?

Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Trường hợp nào được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

– Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
– Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
– Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.
– Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
– Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.
– Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
– Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
– Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.

5/5 - (1 bình chọn)