Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền chuẩn hiện nay

203
Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền chuẩn hiện nay

Ngày nay, khi mà chúng ta ngày càng trở nên bận rộn với cuộc sống, phải giải quyết rất nhiều vấn đề cùng một lúc khiến đôi khi chúng ta không thể tự mình giải quyết một số công việc chính vì vậy mà cần phải ủy quyền cho một cá nhân hay tổ chức khác đứng ra đại diện cho mình thực hiện các công việc này. Nhu cầu ủy quyền cho người khác thực hiện công việc của mình ngày càng trở nên phổ biến, nội dung của giấy ủy quyền ngày càng đa dạng, như ủy quyền nhận tiền. Vậy cách viết giấy ủy quyền nhận tiền sao cho chuẩn thì không phải ai cũng nắm rõ được. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tìm luật để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cách viết giấy ủy quyền nhận tiền” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm về mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

Hiện nay Bộ luật Dân sự mới chỉ quy định về hợp đồng ủy quyền tại Điều 562, theo đó Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Trong khi đó, Giấy ủy quyền lại chỉ được thừa nhận trong thực tế mà chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên có thể hiểu Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện.

Trong đó, Giấy ủy quyền ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

Giấy ủy quyền nhận tiền là một trong các loại Giấy ủy quyền phổ biến, trong đó ghi nhận việc một cá nhân có thể thay mặt người khác lĩnh tiền/lấy tiền/nhận tiền thay chủ thể có tiền được nhận. Khi nhận tiền thay người khác, cá nhân đi nhận tiền phải có đầy đủ Giấy ủy quyền nhận tiền để đảm bảo cho việc nhận tiền, đồng thời tránh được những rủi ro về sau.

Điều kiện để viết mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

Giấy ủy quyền cần đảm bảo các nội dung ủy quyền không được trái với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
  • Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;
  • Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Xác lập, thực hiện, chấm dứt ủy quyền một cách thiện chí, trung thực;
  • Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Ý nghĩa, giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền

Trong các quan hệ ủy quyền phổ biến, quan hệ ủy quyền giữa cá nhân và cá nhân là một trong những trường hợp thường xuyên được thực hiện. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hoạt động ủy quyền cá nhân được thực hiện dưới các dạng chủ yếu sau:

  • Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015);

Ví dụ: Ông A cư trú tại Nam Định nhưng sang thành phố Hồ Chí Minh làm việc, ông có thể ủy quyền cho bà B ở nhà quản lý tài sản khi ông vắng mặt.

  • Ủy quyền giữa các cá nhân trong nội bộ pháp nhân, công ty hoặc doanh nghiệp (Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân).

Ví dụ: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể ủy quyền cho cá nhân khác (phó giám đốc/trưởng phòng) thực hiện các nhiệm vụ của công ty thuộc thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật.

  • Chủ thể của các giao dịch dân sự là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác… có thể ủy quyền cho một cá nhân đại diện thực hiện các giao dịch dân sự cho mình (Điều 101, Bộ luật dân sự năm 2015).

Ví dụ: Khi hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình có thể ký hợp đồng ủy quyền để một cá nhân đại diện tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nhận tiền đền bù, khiếu nại giải quyết tranh chấp, đưa ra ý kiến khác nhằm bảo vệ lợi ích chung của hộ gia đình thông qua các cuộc họp…

Mấu giấy ủy quyền nhận tiền

Mẫu số 1

Mẫu số 2

Cách viết giấy ủy quyền nhận tiền

Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền chuẩn hiện nay

Giấy ủy quyền nhận tiền là một dạng hợp đồng ủy quyền do đó cần phải đảm bảo những yêu cầu chuyên nghiệp cũng như văn phong đúng chuẩn. Giấy ủy quyền cần đảm bảo các tiêu chuẩn của một văn bản hành chính tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP và bao gồm các thành phần chính như sau:

– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

– Số, ký hiệu của văn bản.

– Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

– Nội dung văn bản.

– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

– Nơi nhận.

Hướng dẫn cách ghi thông tin vào giấy ủy quyền nhận tiền

Từ trên xuống dưới bạn cần phải bảo đảm điền đầy đủ:

+ Thông tin đầy đủ về họ và tên, số chứng minh nhân dân, số CCCD, điền đúng và đầy đủ, MST (trong trường hợp là tổ chức, doanh nghiệp), điện thoại.

+ Số tài khoản ngân hàng.

+ Đảm bảo các mục: Phạm vi ủy quyền, mục đích ủy quyền, nội dung ủy quyền và có thể có thỏa thuận về thù lao khi nhận ủy quyền

+ Thời hạn ủy quyền: Cần phải đảm bao ghi nhận đầy đủ về thời hạn ủy quyền nhắm tránh các tranh chấp và rủi ro.

+ Chữ ký và xác nhận của hai bên.

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền nhận tiền

Bạn không nên nhầm lẫn giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền:

  • Giấy ủy quyền có bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc là hành vi đơn phương về việc lập giấy ủy quyền;
  • Hợp đồng ủy quyền có bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên để lập hợp đồng ủy quyền, tức là hợp đồng ủy quyền có giá trị pháp lý khi có cả chữ ký của 2 bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền).

Trong trường hợp có sự tranh chấp xảy ra giữa các bên, Tòa án sẽ tiến hành căn cứ vào văn bản gốc đã đưa cho mỗi bên (bên ủy quyền và cả bên được ủy quyền) để làm căn cứ giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, trước khi giải quyết tranh chấp này tại Tòa án thì các bên nên tự hòa giải với nhau, sau cùng nếu không thể tự hòa giải thì mới gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà bị đơn hiện cư trú để giải quyết tranh chấp.

Thời hiệu mẫu giấy ủy quyền vô hiệu

Vấn đề vô cùng quan trọng khi lập giấy ủy quyền để nhận tiền không thể không nhắc đến chính là hiệu lực của giấy ủy quyền:

  • Nếu các bên có thỏa thuận và quy định rõ ràng trong giấy ủy quyền có thỏa thuận về hiệu lực thì việc ủy quyền sẽ có hiệu lực như đã quy định trong giấy. Hết thời hạn được nêu thì giấy ủy quyền sẽ hết hiệu lực;
  • Trong một số trường hợp, chẳng hạn như đối tượng của giấy ủy quyền là tài sản có thời hạn sử dụng (trong lĩnh vực bất động sản) thì thời hạn có hiệu lực của giấy ủy quyền đó không được vượt quá thời hạn sử dụng đất theo quy định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách viết giấy ủy quyền nhận tiền″ của Tìm luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật của quý khách hàng như mẫu hợp đồng thuê nhà trọ, hay các thông tin pháp lý khác.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cần phải ủy quyền nhận tiền lương hưu?

Hiện nay, luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan không quy định cụ thể các trường hợp được ủy quyền nhận tiền lương hưu. Tuy nhiên, thông thường các trường hợp sau đây sẽ thực hiện thủ tục ủy quyền nhận tiền lương hưu:
– Người đang hưởng lương hưu trên 80 tuổi;
– Người đang hưởng lương hưu dưới 80 tuổi nhưng ốm đau, khó khăn trong việc đi lại;
– Người đang hưởng lương hưu bị bệnh mãn tính đang phải điều trị nội, ngoại trú;
– Người đang hưởng lương hưu ra nước ngoài cư trú;
– Người đang hưởng lương hưu phải cấp hành hình phạt tù…
Với những trường hợp không thể tự đi nhận tiền lương hưu được, cá nhân đang hưởng lương hưu có thể thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác để người được ủy quyền nhận tiền lương hưu thay.

Người cao tuổi có được ủy quyền cho con cháu nhận lương hưu hộ hay không?

Căn cứ tại Khoản 6 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều 18. Quyền của người lao động
Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động khi đã nghỉ hưu, với tuổi già sức yếu không thể trực tiếp đến nhận tiền lương hưu thì họ hoàn toàn quyền thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác (chẳng hạn như con cháu của họ) đến cơ quan có thẩm quyền để nhận thay lương hưu cho họ.

5/5 - (1 bình chọn)